Busan, thành phố cảng lớn nhất và là thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Seoul, là nơi tham quan du lịch với nhiều đồ ăn, thức thưởng ngoạn phong phú và cũng là thành phố lễ hội chuyên tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật. Đây chính là sức hấp dẫn của Busan được tích lũy trong một khoảng thời gian dài, kết tinh từ sự khai phóng và lai tạo nhờ đặc trưng điều kiện địa lý. Sức tưởng tượng và sự đa cảm mà thành phố biển có được đang tỏa vầng hào quang rạng rỡ.
Biển Haeundae là điểm tham quan du lịch nghỉ hè nổi tiếng nhất của Hàn Quốc với hơn 10 triệulượt khách du lịch hàng năm. Bên cạnh cảnh mặt trời và môn lướt sóng, những con đường đi bộbên bờ biển, lễ hội và các cơ sở nghỉ dưỡng, giải trí cũng thu hút du khách quanh năm. Ở venthành phố có các khu khách sạn và khu dân cư đắt nhất nhì Hàn Quốc, chỉ kém mỗi Seoul.
Đường bờ biển Busan tính từ biển phía Đông đến biển phía Nam dài khoảng 300 km vừa tinh tế và đồng thời cũng vừa gồ ghề. Dòng nước xanh thẫm của biển Đông tiếp giáp và hòa mình với biển Nam. Theo đường cong trữ tình mà tạo hóa ban tặng, con người đã tỏa về đây từ rất lâu. Những con người cởi mở hòa mình tâm hồn và thể xác trên bãi biển nơi đây được sinh ra và lớn lên bằng trí tưởng tượng và cảm thụ của biển.
Mỗi một ngày của Busan dù ở bất cứ nơi đâu, hay bất cứ khi nào cũng tựa như món quà. Nơi đây có rất nhiều bãi tắm và cửa sông, số ngọn đèn hải đăng và các làng ven biển cũng nhiều ngang ngửa với số cửa sông. Cả những bãi câu cá và chợ cá đẹp nằm san sát nhau. Và nơi đây có cả thương cảng và bến tàu mang tầm thế giới; số chiếc cây cầu bắc ngang qua biển cũng nhiều vô số kể. Thế nên, cả cách người ta mơ về Busan và cả những lời chào gọi mời du khách của Busan cũng rất đa dạng.
Những gương mặt của Busan
Bao gồm cả Haeundae, bãi biển đông khách nhất ở Hàn Quốc, ở Busan có bảy bãi biển cát trắng xóa trải rộng như bãi biển Imnang ở phía cuối đông, bãi biển Songdo số 1 mang lịch sử 100 năm của Hàn Quốc ở phía tây, bãi biển Dadaepo nổi tiếng với đài phun nước Dadaepo mặt trời lặn lớn nhất thế giới.
Không chỉ dừng lại ở đây. Cả những vách đá diệu kỳ hài hòa vớibiển xanh thẫm như ngọn hải đăng Igidae, hải đăng Taejongdae, hải đăng Morundae đang đợi ai đó tìm đến. Những vách đá ghi lại vẻ nguyên thủy vốn có này lại ôm trong lòngnhững khu rừng đặc trưng riêng. Trong mỗi khu rừng có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Cảnh biển được bắt gặp thông qua khu rừng xanh càng trở nên sâu lắng và đẹp lạ hơn. Và việc khoan thai chậm rãi ngắm nhìn cảnh đêm Busan từ chiếc du thuyền từ từ lướt trên mặt biển đẹp là điều lãng mạn mà du khách không thể nào bỏ lỡ.
Bên cạnh đó, Busan mang trong mình khoảng 60 cửa sông chảy xiết. Cửa sông là nơi nước sông chảy ra tìm về và hòa mình vào biển. Thú vui câu cá khi tìm đến những cửa sông mở ra đường chân trời bao la mang lại cảm xúc đặc biệt. Việc tìm đến các làng hải nữ (thợ lặn nữ) nơi cửa sông trong trung tâm thành phố và nếm thử mùi vị biển qua những món hải sản tươi ngon do các cô hải nữ dầy dặn tuổi đời bắt lên và chuẩn bị ngay tại chỗ cũng là một thú vui lý tưởng.
Thêm nữa, các trục đường đẹp tạo thành dải lấp lánh cắt ngang qua biển ở ngoài trung tâm thành phố ắt hẳn sẽ là tuyến lộ trình mang lại sự hứng thú. Chạy dọc theo tuyến đường cầu Gwangan, tuyến đường cầu Cảng Busan, tuyến đường cầu Cảng Nam sẽ bắt gặp khu Songdo – nơi điểm cuối ranh giới phía nam của Busan. Ở đó, chúng ta sẽ thấy cảng Busan tràn ngập nào những xe cẩu, xe container đồ sộ và khu neo đậu tàu tuyệt đẹp cùng các chuyến tàu vừa mới cập bến hoặc sắp chuẩn bị nhổ neo. Đi thêm tiếp một chút nữa, sẽ thông với cầu tuyến đường Eulsukdo, nơi tạo nên đường ranh giới phía tây của Busan.
Trung tâm Du thuyền Vịnh Suyeong Bay Yachting Centerđược hoàn thành năm 1986 và chính thức mở cửa vào năm1988. Sự kiện du thuyền trong Asian Games năm 1986, 2002và Thế vận hội Olympic 1988 được tổ chức tại đây.© imagetoday
Tính lai ghép và sáng tạo
Biển ngỏ lời gợi chuyện với chúng ta bằng nhiều lời tâm tình đa dạng. Thế nên, bất cứ ai trong chúng ta, hễ đứng trước biển sẽ gặp con sóng của riêng mình và đón nhận món quà đó là trí tưởng tượng cần thiết cho bản thân. Biển là tuổi thanh xuân chảy trong lồng ngực dành cho người trẻ, là mối nhân duyên dành cho cho người đang đang cô đơn. Biển chỉ bảo về cội nguồn của sự sống cho người đang kiệt quệ, khai thông sự bao dung cho người đang nóng giận. Biển cũng là nơi mưu cầu cuộc sống dành cho người lao động; là kho tàng cảm hứng cho các nhà văn, là con đường xa xăm đối với các thuyền trưởng. Và nếu lại gần hơn nữa, biển tựa lẽ tự nhiên đối với người được cảnh tỉnh, hay niềm háo hức mong chờ bài giảng đối với người học. Nơi mà buổi sáng hiện thành cô bé tóc ngắn xoăn, đến tối lại biến nên bàn tay với có nhiều nếp nhăn hằn sâu của một cụ già. Đó chính là biển.
Được xem là nơi còn lưu lại đây đó những di tích thời kỳ đồ đá mới, Busan có lịch sử làng chài khá lâu đời. Những làng chài định cư chạy dọc theo đường bờ biển vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tín ngưỡng thờ Long Vương, tín ngưỡng Thờ Mẫu Magohalmi và Shaman đa dạng cho đến tận ngày nay. Cùng với việc Busan dần phát triển thành đô thị, những làng chài vốn yên ắng này đã biến mình thành không gian sinh hoạt cho nhiều người đến kiếm ăn và sinh sống. Và trên hết, thành phố này cứ lênh đênh, xuyên trải qua thời kỳ lịch sử cận đại dồn dập nhiều biến cố. Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, chuyến tàu liên lạc Busan–Nhật Bản là nơi xuất phát cứ điểm rền vang dội kỳ chiến tích; ngay sau khi cuộc Chiến tranh Nam–Bắc Triều nổ ra, đây là điểm dừng chân đầy nước mắt mà vô số người lánh nạn từ các nơi khác tìm đến đặt túi đặt khăn gói dừng chân; cả binh đoàn Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam và cả vô số những chuyến tàu đánh bắt xa bờ cũng xuất phát từ nơi đây và quay về chốn này.
Mỗi khi dòng người ùa về tựa những đợt sóng vỗ, Busan sẵn sàng trang bị chỗ dừng chân và thực phẩm đón tiếp. Mỗi lần như vậy, thành phố này lại cho đi tất cả. Biển Busan cứ thế đón chào sự khai phóng và bao dung thông qua lịch sử lâu đời như vậy.
Tên gọi khác của từ “lai ghép” là “khoan dung”. Bởi trong sự rộng lượng có bao hàm vai trò âm thầm gánh vác tất cả trọng trách của thời đại gian khổ. Sự rộng lượng này là sức mạnh tạo nên tinh thần dân tộc quần chúng; và nhờ nguyên cớ này mà văn hóa quần chúng ở Busan phát triển hơn. Tinh thần quần chúng năng động và sáng tạo của Busan đã trở thành nhân tố giúp văn hóa quần chúng bắt đầu từ trò chơi dân gian đến các ca khúc, phim ảnh, lễ hội quần chúng trở nên thịnh hành.
Oryuk-do (nghĩa là “năm-sáu đảo”) ở cửa Vịnh Busan, làmột trong những biểu tượng của Busan, là khu danh thắng số24 được nhà nước công nhận. Trong số các đảo nhỏ, chỉ cóđảo Deungdaeseom (đảo hải đăng) là có người sinh sống. © Busan Metropolitan City (Photographer Kwon Jeong-uk)
Mỗi khi dòng người ùa về tựa những đợt sóng vỗ,
Busan sẵn sàng trang bị chỗ dừng chân và thực phẩm đón tiếp.
Mỗi lần như vậy,thành phố này lại cho đi tất cả.
Cứ thế,biển Busan đón chào sự khai phóng và bao dung
thông qua lịch sử lâu đời như vậy.
Trí tưởng tượng biển trao
Xóm núi lại là một nơi trữ tình mà Busan đang lưu giữ. Nếu đưa tầm mắt nhìn từ con đường mòn quanh núi được bao phủ bằng những mái nhà, những thùng chứa nước trên mái nóc và đưa tầm nhìn xuống biển sẽ thấy một Busan hoàn toàn khác. Trải qua cuộc chiến tranh Nam–Bắc Triều và thời kỳ công nghiệp hóa, thành phố dần trở nên lớn hơn, người nghèo lên núi xây nhà tranh, nhà bán lều để ở.
Tôi không thể nào quên được cảnh biển đêm ngắm từ làng núi Yeongdo. Sinh ra tại nơi ấy, tôi đã ngắm nhìn vùng biển cạnh gần Busan qua khung cửa kính rạn nứt để lớn lên. Ngày nọ, một chiếc tàu khổng lồ cập neo trên biển đêm. Ánh sáng từ chiếc tàu ấy phản chiếu ra biển đêm đẹp lộng lẫy, tựa như có ai đó đang ttrải sợi vàng, sợi bạc ra vậy. Chiếc tàu đó lại rời bến vào một ngày, rồi và một chiếc tàu mới lại tìm vào đậu sát bên cạnh. Tôi nghiệm được chiều sâu và chiều rộng của cuộc đời như thế. Cả việc tôi trở thành nhà thơ, hay việc tôi trở thành người du hành rong ruổi khắp thế gian cũng là nhờ trí tưởng tượng mà biển trao tặng này.
Biển được ngắm nhìn từ con dốc nghèo luôn ấm áp và sâu lắng. Nếu đưa tầm nhìn từ phố núi ra biển, từ phố núi hết mình dìu dắt hướng về cuộc sống mơ ước đời ta, thì biển tựa như một tấm cửa cần phải mở để bước ra. Biển ở Busan giống như cánh cửa vô tận. Cánh cửa xanh ấy đang mở rộng ra bất cứ đâu, và bất cứ khi lúc nào. Thông qua cánh cửa ấy, mọi người có thể mở ra cuộc đời, mở ra ước mơ để vươn ra Thái Bình Dương, vươn tới Đại Tây Dương.
Rộng 14,15 km² nằm ngoài khơi bờ biển phía nam củaBusan, đảo Yeongdo che chở người dân lánh nạn trongCuộc chiến Nam–Bắc Triều. Năm 2011, công cuộc cảitạo trên đảo đã hình thành nên Huinyeoul Maeul (WhiteRapids Village), hiện là địa danh nổi tiếng trong cácphim lẻ và phim truyền hình. Từ Đảo Tsushima của NhậtBản có thể nhìn thấy bờ kè cao 3 mét ở đây.© Busan Metropolitan City (Photographer Kwon Gi-hak)
Thành phố văn hóa năng động
Biển Busan không phải là cánh cửa đợi chờ mà là cánh cửa sáng tạo cần trực tiếp đến mở. Các lễ hội sống sôi động được bày ra trong bầu không khí đậm hương vị biển khi cánh cửa xanh này mở ra. Trong số các lễ hội từ Liên hoan Phim quốc tế Busan (BIFF), đến Liên hoan Nghệ thuật đương đại quốc tế (Busan Biennale), Lễ hội Nghệ thuật biển (Sea Art Festival), Lễ hội Quốc tế Rock Busan, Liên hoan Kịch nói quốc tế Busan, Liên hoan quốc tế Văn học biển Busan,… có lễ hội đã tạo nên tên tuổi vang danh ở nước ngoài.
Chương trình lễ hội của địa phương cũng muôn màu muôn vẻ. Trong Lễ hội chợ cá Jagalchi có tổ chức lễ tế Long Vương (Yongsinje) và lễ cúng hồn cá để nhằm vỗ vềlinh hồn cá và đánh thức lịch sử lâu đời của Busan vốn nương nhờ vào biển để tạo nền tảng cho cuộc cuộc sống. Lễ hội Cát Haeundae với sự tham gia của các nghệ sĩ trong và ngoài nước trưng bày nhiều tác phẩm cát đa dạng. Lễ hội Pháo hoa hàng năm dệt thêu những tràng pháo hoa tuyệt đẹp trên vùng biển Gwanganlli đêm thu. Lễ hội Cá cơm sống động như con sóng ngoài khơi. Lễ hội Biển được tổ chức đồng thời tại năm bãi biển và nhiều lễ hội khác với chủ đề biển nối tiếp sự lãng mạn và sôi động suốt bốn mùa.
Bên cạnh đó, cuộc thi B-boy ra đời từ Công viên Yongdusan phô bày nguyên vẹn bản chất đặc trưng của Busan gồm sự hoang dã và nhiệt huyết. Những đặc trưng như vậy tạo nên tinh thần Busan, giúp phát triển văn hóa Busan biến thành sức mạnh quần chúng. Những lĩnh nghệ thuật văn hóađa nguyên như văn hóa bình luận, nghệ thuật độc lập thuộc về thiểu số trong nhiều lĩnh vực đa dạng đang là sức mạnh sáng tạo tạo góp phần làm nên bản sắc toàn diện của Busan.
Biển Busan hôm nay lại ngập tràn ánh nắng. Những tia nắng lấp lánh ấy ấp ủ những gợn sóng vô hình cứ nhấp nhô mãi không ngừng, rồi bỗng biến thành trang thơ sâu lắng, ấm áp và vọng lên âm vang mạnh mẽ.
Bức tranh phong cảnh ấm áp được vẽ bằng vải jean
Kim Soo-woo Nhà thơ
Sử dụng vải jean chứ không phải sơn màu làm chất liệuchính của mình, Choi So-young tái hiện lại quê hương của côtrên vải. Hơn 10 năm trước, một trong những bức tranh ghéptừ vải denim của cô đã kiếm được hàng trăm nghìn đô tạiphiên đấu giá Christie ở Hồng Kông khi cô đang ở độ tuổi 20.© Yonhap News Agency
Choi So-young là tác giả đã hình tượng hóa phong cảnh mỹ học mà Busan có được bằng một thứ nguyên liệu độc đáo. Con đường, mây, núi và biển, tất cả đều được vẽ một cách sống động bằng chất liệu vải quần jean. Chúng ta có thể cảm nhận được thân nhiệt ấm áp của thành phố được tạo nên từ những mảnh vải vụn màu xanh này.
Trước tiên, xin chị chia sẻ về lý do chọn vải quần jean cũ làm nguyên liệu vẽ tranh?
Dù là già hay trẻ, trai hay gái đi nữa, bất cứ ai khi mặc quần jean cũng đều quyến rũ. Vượt qua sự cách biệt giàu nghèo, dù ở bất cứ quốc gia nào và bất cứ nơi đâu vẫn có nhiều người mặc quần jean. Dĩ nhiên là vẫn có quần jean thương hiệu, nhưng thật ra quần jean không phân biệt giai tầng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng với một chiếc quần jean, chúng ta có thể đối thoại với toàn thế giới. Thêm nữa tôi thích trổ tay nghề thể hiện về chủ đề thân thiện với tự nhiên như nhà, núi và biển bằng vải jean. Thời còn là sinh viên đại học năm thứ hai, tôi đã bắt đầu thử lấy quần jean rách làm nguyên liệu để sáng tác, rồi dần dà phát triển thành tác phẩm lớn.
“Mở ra bầu trời.” 2019. Vải denim trên khung canvas. 73 x53.3 cm
“Con đường ẩm thực II.” 2014. Vải denim trên khung canvas. 116.5 x 91 cm
Được đánh giá là tác giả thể hiện hình ảnh Busan sống động nhất, vậy theo chị đặc trưng của Busan là gì?
Dĩ nhiên đó chính là biển rồi. Tôi rất yêu Busan quê tôi. Dù đi suốt cả ngày nhưng vẫn còn nhiều nơi để đi chính là ưu điểm của thành phố này. Dù lên rừng, xuống biển hay băng qua sông, dù đi bất cứ nơi đâu, Busan vẫn dung nạp mọi người. Từ lúc bé, tôi đã chơi và lớn lên cùng bãi cát Haeundae; từ rất lâu rồi, tôi đã yêu màu xanh vô tận được tạo ra từ đường chân trời. Công việc của tôi phức tạp và cần tỉ mẫn, nhưng tôi làm với niềm hy vọng sẽ tạo ra tác phẩm hoàn hảo, chân thật và chứa đựng tình cảm giống nhưbiển tôi yêu vậy.
“Cầu Yeongdo II.” 2013. Vải denim trên khung canvas. 160x 81.5 cm.
Dạo gần đây, trong xã hội xảy ra nhiều vấn đề phức tạp và bạo lực, chị thấy giá trị cần nhất cho con người trong thời đại ngày nay là gì?
Tôi nghĩ rằng đó là việc cần phải giữ gìn giá trị bản thân vẹn toàn. Tức là phải sống đúng với chính con người của mình. Cho dù đối với người khác, trông bản thân ta rất vô dụng và nhỏ nhen, nhưng quan trọng là phải gìn giữ giá trị bản thân. Bởi lẽ người giữ được giá trị của chính mình sẽ giữ được cả giá trị cho người khác. Một khi đã có thế giới của riêng mình thì trên gương mặt thường ngày sẽ bừng sáng lên. Và khi cảm thấy “mình có thể làm được rồi, chỉ cần bắt tay vào làm là được” là tôi thấy hạnh phúc rồi. Dù đó là lúc thi tuyển sinh vào đại học, hay là đợt triển lãm tác phẩm cá nhân đi nữa, thì sự thành công khi bản thân mình có thể làm được một điều gì đó chính là thế giới của bản thân mình.
Có lẽ là chính nhờ có suy nghĩ này mà chị có thể tạo ra tác phẩm khiến mọi người cảm nhận được sức mạnh của tâm hồn như vậy. Được biết chị vừa tham gia Hội chợ triển lãm Nghệ thuật quốc tế Hàn Quốc cách đây không lâu, vậy chị có kế hoạch gì sắp tới không?
Tôi dự định sẽđi du lịch trong một khoảng thời gian. Sau đó, tôi muốn mưu cầu cuộc sống chất lượng bằng việc thiền, tập yoga, ăn chay và leo núi. Đối với tôi, việc lấp đầy khoảng trống vật chất hay danh vọng không mấy quan trọng. Tôi đang cân nhắc chuyện làm sao để sống đúng với chính bản thân mình và không bị cuốn vào vòng danh vọng hay thành tích.
“Elton John đã chọn chúng tôi sao? Lúc ấy, chúng tôi không tin…”
Ryu Tae-hyung Bình luận viên âm nhạc
Say Sue Me là ban nhạc theo dòng nhạc surf rock. Đây là ban nhạc do bốn thành viên Choi Su-mi (ca sĩ chính, ghi ta đệm), Kim Byung-kyu (ghi ta lead), Ha Jae-young (ghi ta bass), Kang Se-min (trống) trong một buổi đi uống bia tại Nampo-dong, Busan vào một ngày năm 2012, rồi thấy tâm đầu ý hợp và đã cùng nhauthành lập nên. Cách đây không lâu Ban nhạc từng luyện tập trong ở phòng tập nằm trên bãi biển Gwanganlli và chủ yếu biểu diễn trong các quán bar ở khu vực Busan, giờ đã đứng trên khán đài thế giới.
Say Sue Me biểu diễn tại SXSW, một trong những lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới, được tổ chức vào tháng 03 năm 2018 tại bang Texas, Mỹ. © Yonhap News Agency
Vùng biển Gwanganlli đã có ảnh hưởng gì đến âm nhạc của Say Sue Me không?
Trong lúc chế tác hay trình diễn ca khúc, có những giây phút chúng tôi bị cắt ngang bởi bức tường vô hình. Những lúc như vậy, chúng tôi thường đi dạo dọc bãi bờ biển Gwanganlli hoặc mang bia và gà ra ngồi trên bãi cát trắng thư giãn. Cũng giống như tất cả mọi việc thôi, nhưng yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sáng tác nhạc vẫn là chuyện thay đổi tâm tư, cảm xúc; ở điểm này chúng tôi nghĩ rằng chẳng phải mình đang được tận hưởng đặc ân khá lớn đấy hay sao.
Cho đến trước khi thành lập ban nhạc, hình mẫu hay nhạc sĩ nào tác động đến các thành viên của nhóm?
Không cần phải kể riêng bất cứ thành viên nào, tất cả chúng tôi đều chịu ảnh hưởng của ban nhạc rock Pavement và ban nhạc Yo La Tengo. Gần đây, sau khi được trực tiếp gặp ban nhạc Yo La Tengo, chúng tôi càng thấy kính nể họ hơn.
Bức tranh âm nhạc indie tại Busan so sánh với các khu vực khác?
Không biết đó có phải là sắc màu độc lập theo xu hướng thị trường không nữa. Nhưng chúng tôi cứ thế thể hiện nhạc của chính mình, không cần phải trói buộc bản thân bởi việc các nhóm nhạc khác trình làng thể loại nhạc nào hoặc xu hướng hiện tại của dòng nhạc indie ra sao.
Các thành viên có cảm giác gì khi Elton John giới thiệu bài hát “Old Town” của Sey Sue Me trên radio?
Ban đầu, chúng tôi không tin được rằng điều đó sẽ tuyệt vời đến nhường nào. Mãi sau này, khi tìm nghe lại nội dung phát sóng thì niềm vui và lòng tự hào mới dâng trào.
Quy trình chế tác nhạc của nhóm như thế nào?
Trước tiên, Byung-kyu sẽ thu âm thử và cho các thành viên nghe, nếu thấy ca khúc có thể phát triển lên được thì Su-mi sẽ thêm lời vào. Sau đó, chúng tôi thu phần hát hướng dẫn (guide vocal) rồi biên tập, biến tấu và hoàn tất ca khúc.
Ghi-ta đệm kiêm ca sĩ chính Choi Su-mi trên sân khấu tại Liên hoanâm nhạc Megaport, được tổ chức vào tháng 03 năm 2019, tại Đài Loan. © Hung Shu Chen
Ban nhạc có suy nghĩ gì khi được mời ra nước ngoài lưu diễn?
Tại đa số các thành phố chúng tôi lưu diễn đều có đặc điểm khác với Hàn Quốc nhất là các khán giả tập trung vào cả ngày thường chứ không cần phải là cuối tuần; rồi có nhiều thế hệ, không phân biệt già trẻ gái trai đến xem diễn. Tự nhiên chúng tôi có suy nghĩ, ước gì ở Hàn Quốc cũng phát triển văn hóa có nhiều khán giả nắm tay cha mẹ đến xem biểu diễn nghệ thuật thì tốt biết mấy.
Xin hãy cho biết kế hoạch sắp tới của ban nhạc?
Vào đầu tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã cho ra album mới. Đây là đĩa đơn kép bao gồm hai ca khúc "Your Book” và "Good People”. Chúng tôi đã mang những ca khúc này đi công diễn ở một vài thành phố. Từ ngày 03 đến ngày 13 tháng 12, chúng tôi sẽ thực hiện chuyến lưu diễn bắt đầu từ Toronto, Canada đến Chicago, San Francisco và Seattle của Mỹ. Dự kiến trong năm sau chúng tôi sẽ phát hành album số ba.
Bản thu âm của Say Sue Me (từ trái sang): Album phòng thu số 1“We’ve Sobered Up” (2014), EP “Big Summer Night” (2015), Albumphòng thu số 2 “Where We Were Together” (2018), đĩa đơn kép “JustJoking Around / B Lover” (2018), EP “Christmas, It’s Not A Biggie” (2018),và đĩa đơn kép “Your Book & Good People” (2019)
Kim Soo-wooNhà thơ