메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Features > 상세화면

2016 AUTUMN

CHUYÊN ĐỀ

DMZ:
Vùng đất cấm qua hàng rào thép gai
CHUYÊN ĐỀ 1Khu vực phi quân sự –nơi ấp ủ ước mơ thống nhất

Khu phi quân sự (DMZ) mang ý nghĩa là một vùng đệm quânsự, rộng 4 ki-lô-mét, dài 238 ki-lô-mét nằm giữa bán đảo Hàn,dọc hai bên giới tuyến quân sự Nam – Bắc Hàn. Tuy nhiên,khác với ý nghĩa của tên gọi, Khu phi quân sự lại là một di tíchcủa Chiến tranh Lạnh, được vũ trang hạng nặng vào bậc nhấtthế giới. Dù Hiệp định đình chiến đã được ký kết hơn 60 năm,nhưng vùng không gian đầy mâu thuẫn này vẫn đang tồn tạinhư một biểu tượng của sự chia cắt và đối lập. Nơi đây cầnphải được trở thành vườn ươm của ước mơ vươn tới sựthống nhất.

Màn sương sớm bốc lên từ sông Imjin, lơlửng trên không ở mặt trận phía tây tỉnhGyeonggi. Một chiếc xe gíp quân sự tuần trakhu vực quanh hàng rào dây thép gai đánhdấu đường biên giới phía nam của Khu vựcphi quân sự thấp thoáng trong màn sươngmờ ảo.

N gày ấy, Trung Tướng William K. Harrison, đại diện pháiđoàn Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc, và Tướng Nam Il củaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã ký Hiệp địnhđình chiến. Khi vừa ký xong, lập tức họ đã rời đi bằng hai cửariêng biệt. Vào ngày lịch sử ấy – ngày thành lập Khu phi quân sự –họ đã quay mặt đi mà không một lời chào, cũng không có lấy mộtcái bắt tay. Vào 10 giờ 12 phút sáng ngày 27 tháng 7 năm 1953,tại Panmunjom (Bàn Môn Điếm), Khu phi quân sự đã chính thứcđược ra đời như một đứa con hoang của sự phẫn nộ và bất tín.

Không có chiến tranh, cũng chẳng có hòa bình
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 63 năm thành lập Khu phi quân sự.Nếu tính theo tuổi tác của con người, thực thể này là đã là mộtngười sắp bước vào độ tuổi cao niên, những năm tháng còn lạicủa cuộc đời còn ngắn hơn những năm tháng đã đi qua. Vì thếnhiều người có thái độ khoan dung và rộng lượng đối với Khu vựcphi quân sự này. Ví dụ, Khu phi quân sự thường được liên tưởngnhư cảnh tượng các loài động vật hoang dã đang tự do nô đùagiữa thiên nhiên hoang sơ không bị bàn tay con người chạm đếntrong một thời gian dài. Sự chia cắt Bắc – Nam được xem như mộtđiều bất hạnh, nhưng mặt khác, điều này được xem là có lợi vì đãgiữ được môi trường tự nhiên xanh sạch như báu vật.
Nhưng khu DMZ chắc chắn không phải là “một người già yếu”hay “nơi trú ẩn của hệ sinh thái”. Đất bị cháy sém bởi những vụcháy rừng lặp đi lặp lại; những hàng rào dây thép gai chạy xuyênqua những ngọn núi xanh rì; những giao thông hào và những bậcthang xi măng uốn khúc dẫn lên đến đỉnh; những con đườngquân sự chật hẹp và cheo leo; những cánh đồng ngô được trồngbởi quân lính CHDCND Triều Tiên trên những dốc núi; nhữngboong-ke, nơi quân lính CHDCND Triều Tiên ẩn núp để quan sáttình hình phía Nam; và những đồn gác tiền tuyến của lính HànQuốc đang đứng gác suốt đêm… Không thể nói nơi này là chiếntrường, nhưng những ai hiểu đúng về Khu phi quân sự này đềukhông tin rằng có hòa bình ở đó.

Hai binh lính nhìn xuống Khuvực phi quân sự từ một đồngác ở mặt trận trung tâm.

Khu phi quân sự là gì?
Văn bản Hiệp định đình chiến ghi rõ Khu phi quân sự là khuđất rộng hai ki-lô-mét về phía bắc và 2 ki-lô-mét về phía nam tínhtừ đường ranh giới quân sự, trải rộng từ cửa sông Imjin ở bờbiển phía tây, được đánh dấu bằng biển chỉ đường số 0001, đếnMyeongho-ri ở bờ biển phía đông, được đánh dấu bằng biển chỉđường số 1292. Theo đúng nghĩa của từ “Khu phi quân sự”, đâylà một dải đất cắt ngang qua eo của bán đảo Hàn.
Khi nói đến việc chia cắt bán đảo Hàn, người ta thường dùnglối diễn đạt “dọc theo hàng rào dây thép gai dài 155 dặm trêngiới tuyến đình chiến”. Lối diễn đạt này có chính xác không? Đểxác nhận điều này, một chuyên gia địa lý học đã đo khoảng cáchdọc theo đường ranh giới phía nam, từ cửa sông Imjin ở phía tâyđến làng Chogu ở phía đông.

Những binh lính canh gác ởđơn vị trung tâm tiền tuyếndọc theo ranh giới Khu phiquân sự đang xếp hàngđiểm danh..

Khoảng cách chính xác là 148 dặm(khoảng 238 ki-lô-mét). Nói một cách chính xác, giới tuyến đìnhchiến chỉ là một đường phân chia ranh giới quân sự giữa hai miềnNam – Bắc được vẽ trên bản đồ mà thôi, không hề có một sựphân biệt nào.
Khu vực phi quân sự này được du khách quan sát từ xa quanhững tấm kính cửa sổ rộng lớn trêncác viễn vọng đài được lắp đặt dọctheo hàng rào dây thép gai ở phía NamHàn như một thực thể cô liêu, bìnhyên, và đi vào lòng du khách như mộtvùng đất, nơi mọi thứ đang ngừngchuyển động. Nhưng trên thực tế, ởnơi này, cho đến tận bây giờ, cuộcchiến tranh được che đậy một cách khéo léo vẫn đang tiếp diễn. Vídụ, mỗi năm từ giữa tháng Hai đến tháng Năm, những binh lính sẽtiến hành những chiến dịch đốt trụi những thực vật và cây cối cảntrở phạm vi quan sát và đường bắn của họ. Chiến thuật hỏa công,một chiến thuật cổ đại, vẫn đang được sử dụng một cách khéo léotrong Khu vực phi quân sự.
Hiệp định đình chiến có quy định vẽ ra đường giới hạn phươngNam và đường giới hạn phương Bắc, mỗi đường đều cách đườngranh giới quân sự 2 ki-lô-mét, và hai bên Hàn Quốc cũng nhưCHDCND Triều Tiên đều phải tuân thủ đường các đường giới hạnnày. Tuy nhiên, hiệp định đình chiến này đã bị vi phạm từ lâu. Bởivì nơi này đã diễn ra “cuộc chiến tranh giành đất”, tức là, họ cho dichuyển hàng rào dây thép gai từng chút, từng chút một. Nối tiếpcác cuộc chiến tranh thông qua việc đốt rừng, chiến tranh bằngmìn, chiến tranh bằng đường hầm là cuộc chiến dùng âm thanh,tức là việc nối lại những chương trình phát thanh tuyên truyền bằngloa phóng thanh trong thời gian gần đây, đã được triển khai.
Một điều cần lưu ý là con số thống kê dân số của khu vực tiếpgiáp với Khu phi quân sự ít hơn nhiều so với con số thực tế. Quânnhân luôn là “dân số được che giấu”. Dân số của huyện Hwacheontỉnh Gangwon giáp với Khu vực phi quân sự được cho là khoảng27.000 người vào năm 2015. Nhưng “dân số được che giấu” chắccòn nhiều hơn con số này.

Mặc dù bức ảnh này khó lột tả được khoảng cách nhưng thực tế,khoảng cách giữa một đồn canh gác của Nam Hàn ở mặt trận trungtâm và đồn canh gác của Bắc Hàn rất ngắn.

 

Kim Yeong-beom và Kim Sun-hui đều được sinh ra từ ngôi làng nằmtrong khu vực kiểm soát dân sự ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon.Vào những năm 1980, họ mở một trạm dừng chân biên giới ở cánhđồng bồ công anh phía trước ngôi làng. Với ước mong ngày mà ha imiền Nam – Bắc được hợp nhất lại, họ chào đón những du kháchđã đi qua một chuỗi những điểm kiểm tra quân sự đến nếm thử mónlẩu cá trê cay.

CHỜ ĐỢI NGÀY TUYẾN TÀU LỬA ĐẾNNÚI KUMGANG HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠICánh đồng bồ công anh ở Gimhwa, huyện Cheorwon, tỉnhGangwon là vùng đất cực bắc của Nam Hàn, vùng đất đầy nhữnglo âu với nhiều ngọn núi đen của Bắc Hàn đứng sừng sững nhưđang nhìn xuống. Khu phi quân sự bắt ngang qua cánh đồng này.Đường ray xe điện đã bị han rỉ cũng chạy qua đó. Đây là tuyến xeđiện ngầm đi từ nhà ga Cheorwon và Naekumgang (lân cận Kumgang),bắt đầu hoạt động vào năm 1926 cho đến khi bán đảo Hànbị chia cắt thì ngừng hẳn. Trên trụ cầu có bảng khắc dòng chữ“Đường sắt đã bị cắt! Núi Kumgang 90 km” thể hiện sự nuối tiếc vìkhông thể đi nữa.
Vào đầu những năm 1970, một nông dân trẻ tên là Kim Yeongbeom,người sống ở ngôi làng trong vùng kiểm soát dân sự, đãcầu hôn với một người phụ nữ trẻ tên là Kim Sun-hui ở cùng làngbằng cách hát cho nàng nghe khúc nhạc pop đình đám lúc bấygiờ có nhan đề “Cùng với anh”: “Em sẽ không cùng anh xây dựngvà chung sống trong một ngôi nhà đẹp như tranh bên cánh đồngbồ công anh xanh mướt kia sao?”. Cây đỗ quyên bên bờ sôngHantan cũng đã ra hoa. Nàng đã gật đầu đồng ý.
Mười năm sau khi kết hôn, họ sống hạnh phúc với một cậu contrai và một cô con gái. Cuối cùng chàng họ Kim đã có thể giữ lờihứa của mình. Anh xin phép văn phòng huyện và các đơn vị quânđội đóng tại khu vực. Một ngôi nhà đẹp như tranh được xây trêncánh đồng bồ công anh xanh mướt ấy. Anh gắn tấm biển “Trạmdừng chân biên giới” với hy vọng rằng một ngày nào đó đườngsắt sẽ được nối lại, mang theo những chuyến tàu chở đầy dukhách. Mặc dù du khách đến núi Kumgang chưa có việc gì phảiđến nơi này, nhưng tin đồn về vợ anh có tay nghề nấu món lẩu cátrê cay lan truyền, vượt ra khỏi làng kiểm soát dân sự, thu hút họ.Ngôi làng nổi tiếng với chuyện tình giản dị ấy giờ đây đã thành mộtđiểm hấp dẫn khách du lịch trong khu vực kiểm soát dân sự.

Cầu đường sắt Jeongyeon, một phần của ranh giới núi Kumgang,được xây dựng trên sông Hantan ở huyện Cheorwon vào năm 1926.Biển chỉ đường trên cầu ghi rằng “Đường sắt đã bị đứt! Núi Kumgang90 km.”

Bí mật sinh thái của Khu vực phi quân sự
Nói tóm gọn một câu, môi trường tự nhiên của Khu phi quânsự không còn tự nhiên chút nào. Rừng nơi này, lớp thì trở nêntrơ trụi do chiến thuật hỏa công, lớp thì bị chặt phát bởi “dân sốthường trú”, lớp thì bị ô nhiễm. Từ lâu các nhà khoa học đã lêntiếng mật độ cây cối của Khu phi quân sự chưa đạt đến một nửaso với mật độ cây cối bình quân của Hàn Quốc và khuyến cáonên tiến hành khẩn cấp việc khôi phục hệ sinh thái đã bị phá hủy.Các loại động vật hoang dã sống trong khu rừng cằn cỗi và trơtrụi này còn phải chịu đựng nỗi thống khổ của chiến tranh tâmlý từ những âm thanh chát chúa của loa phóng thanh; nổi thốngkhổ của chiến tranh ánh đèn từ những luồng sáng của đèn pharọi xung quanh hàng rào dây thép gai vào ban đêm. Và thậm chíchúng còn là nạn nhân bị hy sinh do đạp phải mìn.
Những bài phóng sự ở khu quân sự thường miêu tả khu biêngiới như một thiên đường cho những động vật hoang dã – nhữngđàn hoẵng nô đùa trên các cánh đồng, một con dê đứng trên hònđá cao nhìn chằm chằm vào hư không, hay một gia đình lợn rừngđi lang thang quanh doanh trại. Nhưng không có bất kỳ động vậthoang dã nào được ghi hình lại. Vùng đất hoang vắng lạnh lẽonày, nơi những cánh rừng lớn đã biến mất, chỉ còn là môi trườngsống ẩn dật cho các loài động vật hoang dã.

Năm bộ mặt của Khu vực phi quân sự
Đã đến lúc cần phải thay đổi nhận thức chung về Khu phi quânsự như là “vùng đất của hòa bình và sự sống”, hay “vết thươngđau đớn của bi kịch chia cắt đất nước” và có cái nhìn rõ ràng hơnvề bộ mặt thật sự của nó.
Đầu tiên, Khu vực phi quân sự là một bảo tàng chiến tranhsống. Chiến tranh liên Triều nổ ra vào tháng 6 năm 1950 là mộtcuộc chiến tranh thế giới với khoảng 60 quốc gia đã tham chiếntrực tiếp hay gián tiếp. Trong đó cũng có 10 quốc gia Cộng Sảnđã tham chiến. Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có một cuộcchiến tranh nào xảy ra chỉ tại một nơi mà lại có nhiều thành phầndân tộc, nhiều quốc gia tham chiến như vậy. Khu vực phi quân sựlà bằng chứng của cuộc đấu tranh quyền lực Đông – Tây, là bộphim tài liệu về Chiến tranh Lạnh.

Binh lính Nam Hàn và Bắc Hànđứng đối diện nhau ở mỗi bêncủa Đường ranh giới quân sựchạy xuyên qua Khu vực Anninh Chung ở ngôi làng ngừngbắn của Panmunjom (BànMôn Điếm). Tòa nhà ở phía đốidiện là Panmungak của BắcHàn, và tòa nhà màu xanh ởphía tay trái là phòng hội nghịcủa Khu vực An ninh Chung.

Thứ hai, Khu vực phi quân sự là kho tàng của ngành Nhân loạihọc và Lịch sử Hàn Quốc. Năm 1978, Greg Bowen, một ngườilính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc, đã tìm thấy rìu đá tay thuộc thờikỳ đồ đá Acheulian gần sông Hantan ở huyện Yeoncheon, tỉnhGyeonggi. Đây là bằng chứng cho thấy khoảng 300.000 nămtrước, có loài người nhiều tuổi hơn so với loài người hiện sinh đãtừng sinh sống tại Khu vực phi quân sự này. Có nhiều di tích củachiến tranh thời kỳ cổ đại như các sơn thành gần sông Hantan vàsông Imjin cho thấy rằng khoảng 2.000 năm trước, thời Cổ đại,Tam Quốc gồm Goguryeo, Baekje và Silla đã thường xuyên chiếntranh với nhau. Năm 901, vào thời kỳ Hậu Tam Quốc, nước Taebongđã được thành lập tại một nơi gần Cheorwon ngày nay, ởgiữa Khu vực phi quân sự. Năm 918, Goryeo đã kiến quốc tạiđây, và đến năm 1392, triều đại Joseon cũng được thành lập tạinơi từng là thủ đô của Goryeo, tức Gaeseong (hay Kaesong), ởphía bắc Khu vực phi quân sự. Như vậy, Khu vực phi quân sự làmảnh đất sinh ra ba vương triều trong lịch sử Hàn Quốc.
Thứ ba, Khu vực phi quân sự là một kho tàng di sản văn hóahiện đại. Thành phố đổ nát cũ của Cheorwon nằm trong vùng đồngbằng Cheorwon là nơi sinh sống của khoảng 37.000 dân trongnhững năm 1940. Ấp Cheorwon, được xây dựng thành đô thị quyhoạch trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ, đã trở thành vùng hoang phếbởi pháo kích trong thời kỳ chiến tranh liên Triều. Tàn tích đổ nátcủa những tòa nhà của văn phòng quận, đồn cảnh sát, trườngtiểu học, nhà thờ, trung tâm kiểm duyệt nông sản, kho chứa nướcđá, tổ hợp tín dụng, ga xe lửa, và trụ sở chính của Đảng Lao độngBắc Triều Tiên ở quận Cheorwon – là những chứng tích lặng lẽ củathành phố một thời. Từ năm 1945, ngay sau khi bán đảo Hàn đượcgiải phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản, cho đến khi Hiệp định đìnhchiến được ký kết vào năm 1953,Cheorwon từng là một phần lãnh thổcủa CHDCND Triều Tiên. Tại đây, cầuSeungil, bắc ngang qua sông Hantan,đã được xây dựng bởi Bắc Triều Tiênnăm 1948. Tiếp đến là cầu Hantan đãđược xây dựng bởi Hàn Quốc năm1996. Hai cây cầu này đứng sừngsững bên nhau trên đoạn thác ghềnhcủa con sống Hantan.

Thứ tư, Khu vực phi quân sự là một “melting pot”, tức là nơitụ cư của nhiều nhóm di dân từ nhiều nơi khác đến. Ngay sau khiđình chiến, vùng kiểm soát dân sự nằm bên ngoài Khu phi quânsự, có khoảng 100 ngôi làng bỏ hoang. Chính phủ đã xúc tiếnchính sách di dân để thu hút người dân đến định cư và lập nghiệpở các ngôi làng này. Kết quả là, năm 1983, khi vùng kiểm soátdân sự có phạm vi rộng nhất, có tổng cộng 39.725 cư dân trong8.799 hộ gia đình đang sinh sống tại 81 ngôi làng nằm trong vùngkiểm soát dân sự. Sau đó, khi giới tuyến kiểm soát dân sự đượcdi chuyển lên phía bắc, nhiều ngôi làng trong số đó bị loại trừ.Những cư dân sinh sống tại những ngôi làng này tạo nên một nềnvăn hóa độc đáo cho vùng kiểm soát dân sự. Đây là nơi pha trộnnhững nền văn hóa dị biệt và văn hóa quân sự của những conngười có ngôn ngữ, tập quán, lối suy nghĩ, phong tục, lịch sử giađình và lý lịch cá nhân khác nhau. Sự hỗn dung này đã hình thànhnên vùng văn hóa độc đáo của “Khu vực thứ ba”.
Cuối cùng, Khu phi quân sự là công viên sinh thái tự nhiên củathời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các bước trong chuỗi phát triển kế tiếpcủa hệ sinh thái sẽ không thể diễn ra như trên lý thuyết do nhữngcan thiệp quá độc hại của Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, hố trũngđược tạo ra do bom rơi đã trở thành ao sen. Những cánh đồnglúa bị bỏ hoang đã trở thành đầm lầy. Thực vật thủy sinh trongđầm lầy là nơi cung cấp thức ăn cho những con hoẵng. Còn côntrùng và giun đất thì thu hút các loài chim và thú vật.
Cây cối trong vùng đất hoang tàn bởi chiến thuật hỏa công củaquân nhân Nam – Bắc Hàn dường như đã từ bỏ những cành câyđể sống vươn lên cao. Có lẽ chúng đã tích lũy được bài học kinhnghiệm là phải vươn thật cao để những ngọn lửa của chiến tranhchỉ có thể lẩn quẩn dưới chân chúng. Sau khi rừng đã bị cháy,vùng đất hoàng tàn kia lại trở nên xanh tốt trong mùa xuân kế tiếp.Bởi vì ngọn lửa chẳng khác nào thứ tiêu hao, chỉ có thể đốt cháynhững tán lá non một năm tuổi mà thôi. Nhưng vùng đất xanh nàycũng không thể cung cấp đủ thức ăn cho những con lợn rừng tolớn. Nhiều động vật hoang dã đã bị chết do bom mìn hay bẫy thú.Những con còn lại sống lay lắt nhờ vào “cơm nguội” của binh lính.Ở khe núi sâu trong dãy Hyangnobong, vào mùa đông tuyết rơinhiều, trời lạnh giá, binh lính phải lấy bớt rau, phần thức ăn phụcủa mình, để cứu đói cho sơn dương.
Mặt khác, vi rút và mầm bệnh tiềm tàng là hiện tượng thiên nhiênkhác mà khu phi quân sự đang đối mặt. Bệnh sốt xuất huyết vớihội chứng thận, căn bệnh mà 3.000 binh lính Liên Hợp Quốc trongchiến tranh liên Triều đã mắc phải, vẫn còn phát sinh. Và những cănbệnh như bệnh dại và bệnh sốt rét đang lây lan tại khu vực này.
Những diện mạo này của Khu vực phi quân sự đã tạo thànhmột di sản lịch sử và văn hóa không thể tìm thấy được ở bất kỳnơi nào khác trên thế giới. Đây là một di sản vô giá mà thế kỷthứ 20 đã để lại cho người dân Hàn Quốc với ngụ ý bù đắp chotương lai của những con người đã đi qua nỗi đau của thời đạichia cắt. Bây giờ đến lượt chúng ta phải sử dụng di sản độc đáonày để làm vườn ươm cho ước mơ vươn đến thống nhất.

Ham Kwang-bokGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu DMZ Hàn Quốc, Ký giả phóng sự DMZ
ẢnhAhn Hong-beom, Lee Sang-youp
DịchLưu Thụy Tố Lan

전체메뉴

전체메뉴 닫기