메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

2021 WINTER

HANOK – KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN

Ngôi nhà hanok hai tầng quen thuộc từ lúc nào

Một trong những lý do khiến kết cấu nhà hai tầng không phổ biến trong kiến trúc truyền thống Hàn Quốc là việc áp dụng ondol (hệ thống sưởi dưới sàn theo kiểu truyền thống Hàn Quốc – chú thích của người dịch) cho tầng trên rất khó khăn. Ngoài ra, mật độ thành phố trong quá khứ cũng không cao khiến người ta không cảm thấy cần thiết phải tận dụng không gian ba chiều cũng là một nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên giờ đây ngôi nhà hanok hai tầng không gặp bất cứ vấn đề gì về kỹ thuật hoặc kết cấu và đang ngày càng thu hút sự chú ý cho mục đích sử dụng cả về dân dụng lẫn thương mại.


Bên trong Bakery Cafe Mannamil mới mở gần đây đối diện với Hemel.
Ⓒ Ahn Hong-beom

Hemel, một quán cà phê hai tầng được xây theo kiểu vọng lâu ở Làng Hanok thành phố Sejong. Cổng vào có hình trăng tròn đã trở thành biểu tượng của quán cà phê.
Ⓒ Yoon Joon-hwan

Người ta đã thực hiện nhiều thử nghiệm đối với hanok dùng làm cơ sở thương mại kể từ cuối những năm 2000. Mannamil kết hợp giữa kiến trúc gạch và kiến trúc gỗ đã cho thấy hình ảnh phát triển của quán cà phê hanok.
Ⓒ Ahn Hong-beom

Trong hanok dùng để ở, không gian trên tầng hai chủ yếu được sử dụng làm không gian giải trí như phòng làm việc, phòng gia đình hoặc phòng dành cho sở thích là những nơi khó có được trong các hanok trước đây. Ngôi nhà hanok ở Chebu-dong, Jongno-gu, Seoul với tầng hai đang được sử dụng làm phòng làm việc của chủ nhà là một ví dụ điển hình. Mặt khác, trong trường hợp khung cảnh xung quanh đẹp thì hanok cũng đóng vai trò của một vọng lâu ngắm cảnh. Là một kiến trúc sư, điểm tôi cho là quan trọng trong thiết kế nhà hanok hai tầng là tạo ra một ngôi nhà có tổng thể hài hòa bằng cách nâng tầng hai lên một vị trí thích hợp mà vẫn duy trì cảm giác của một hanok một tầng với sân bao quanh bởi mái hiên.

Trong khi đó, hai tòa nhà thương mại được xây dựng gần đây ở Làng Hanok Sejong đã được lên kế hoạch theo một khái niệm và hình thái khác hẳn hanok từ trước đến nay. Cafe Hemel có nghĩa là “Thiên đường” trong tiếng Hà Lan, được thiết kế để có thể nhìn thấy rõ vọng lâu trên tầng hai từ đường phố có xe cộ đi lại, và không gian ở tầng hầm với cầu thang được tạo hình và sân vườn trũng tạo cảm giác hiện đại. Đặc biệt, cổng chính được thiết kế như cổng trăng tròn là biểu tượng của quán nổi tiếng đến nỗi hầu như tất cả khách nào đến cũng chụp ảnh kỷ niệm.

Tiếp theo Hemel, Mannamill được xây dựng bên kia đường là quán cà phê kèm bánh ngọt (bakery café) với bếp làm bánh ở tầng hầm rộng rãi, có thang máy từ tầng hầm lên tầng hai để ai cũng có thể di chuyển thuận tiện. Điểm nổi bật nhất của tòa nhà này là mặt tiền được thiết kế để cảm nhận được “thời gian xưa” trong lòng đô thị mới Sejong xây dựng gần đây. Ngôi nhà gợi nhớ lại phong cảnh thời kỳ Khai sáng những năm cuối thế kỷ 19 khi văn minh phương Tây gặp gỡ truyền thống Hàn Quốc. Phía ngoài tòa nhà được ốp gạch đỏ kiểu cổ tạo thành mặt tiền với cửa vòm. Phía sau mặt tiền là khoảng sân ở giữa và tòa nhà hanok hai tầng nhằm tạo ra bản sắc cho nơi này với chiều sâu về không gian và thời gian.



Cho Jung-goo Giám đốc công ty Guga Urban Architecture

전체메뉴

전체메뉴 닫기