메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Focus

2022 SPRING

CÁC TỪ TIẾNG HÀN ĐƯỢC ĐƯA VÀO TỪ ĐIỂN OXFORD

Oxford được xem là một trong những từ điển tiếng Anh quyền lực nhất trong khu vực nói tiếng Anh, vừa bổ sung thêm 26 đề mục mới nguyên gốc tiếng Hàn vào bản cập nhật tháng 9 năm 2021. Giáo sư Shin Ji-young đến từ trường Đại học Korea đã chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình trong việc tham gia bổ sung lần này với tư cách là thành viên ban cố vấn.

26 từ mới tiếng Hàn đã được bổ sung vào từ điển tiếng Anh Oxford tháng 9 năm 2021. Trước khi có bản cập nhật lần này, chỉ có 24 từ gốc tiếng Hàn được đưa vào sau ấn bản đầu tiên vào năm 1928. Đây là kết quả của sức lan tỏa nhanh chóng văn hóa đại chúng Hàn Quốc ra thế giới.

Một ngày tháng 5 năm 2021, tôi nhận được email từ giáo sư Cho Ji-eun (Jieun Kiaer). Nhận email của cô ấy không phải là điều gì quá đặc biệt vì hầu như tuần nào chúng tôi cũng đều có cuộc họp qua Skype và thường xuyên liên lạc với nhau. Nhưng, trong nội dung email lần này có một đề xuất rất thú vị. Vào đầu tháng 4, giáo sư Cho nhận được lời đề nghị trở thành cố vấn của Nhà xuất bản Đại học Oxford và hỏi tôi có muốn tham gia cùng không. Tôi không có lý do gì để từ chối vì việc kiểm tra và cố vấn lần này sẽ giúp đưa từ tiếng Hàn vào từ điển tiếng Anh Oxford. Ngay lập tức, tôi đã gửi thư phản hồi rất muốn tham gia dự án này.

Sau khi nhận email của tôi, giáo sư Cho Ji-eun đã gửi thư cho tiến sĩ Danica Salazar-biên tập viên phụ trách mảng tiếng anh thế giới của OED và đề nghị bổ nhiệm tôi vào thành viên ban cố vấn. Sau đó, tôi đã nhận được email từ tiến sĩ Salazar bảo rằng cô ấy rất vui và mong sớm được làm việc cùng nhau. Như vậy, tôi đã bắt đầu dự án đầy thú vị này cùng với những đồng nghiệp yêu quý.

Hai file PDF
Sau khi nhận lời làm cố vấn, hai file PDF đã được gửi đến tôi kèm các câu hỏi. File thứ nhất do tiến sĩ Salazar viết, là một tài liệu dài hai trang được sắp xếp thành hai bảng, đó là các từ tiếng Hàn sẽ được đưa vào bản cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2021. Một trong hai bảng là nội dung cần cố vấn và danh sách từ mới sẽ được đưa vào từ điển, bảng còn lại chứa danh sách các từ cần điều chỉnh trong số những từ đã đưa vào từ điển Oxford trước đây, cùng các câu hỏi xoay quanh chúng.

File PDF thứ hai là tập tài liệu dài sáu trang do cô Katrin Their - người phụ trách phần từ vựng gửi cho tôi. Vì Oxford là từ điển mang tính học thuật cao, nên nó không chỉ gồm nhiều câu ví dụ mở rộng để làm rõ ngọn ngành gốc của từ mới mà còn chứa nhiều lớp nghĩa ngôn ngữ khác nhau. Do đó, việc xác định chính xác nguồn gốc từ của tiếng nước ngoài nếu chỉ dựa vào tài liệu bằng tiếng Anh trong tình trạng không biết ngôn ngữ là việc hết sức khó khăn và có phần nguy hiểm. Vì vậy, việc xác định chính xác gốc từ rất cần sự cố vấn của các chuyên gia sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. Những câu hỏi của cô Katrin rất cụ thể và những phần cần xác định cũng rất rõ ràng. Dựa trên dữ liệu có thể tiếp cận, cô ấy muốn xác nhận nội dung mình đưa ra là đúng hay sai, nếu sai thì cụ thể sai ở phần nào và sai như thế nào. Thêm nữa, cô còn cẩn thận đánh dấu câu hỏi về những trường hợp gốc từ khó hiểu, cùng các câu hỏi liên quan. Tôi đã rất ngạc nhiên là làm thế nào có thể suy luận được như vậy trong khi cô ấy không hề biết tiếng Hàn. Cũng có một số trường hợp suy luận đưa ra bị rối nghĩa, nhưng với tư cách là thành viên cố vấn, tôi cảm thấy vui khi có thể giúp cô ấy hoàn thiện bảng từ tiếng Hàn.

Điều làm tôi ngạc nhiên và vui sướng hơn cả khi mở những file này chính là quy mô của từ vựng dự kiến đưa vào từ điển. Bởi có tới 26 từ vựng mới dự kiến sẽ được đưa vào. Thật không quá lời khi nói rằng cùng một lúc nhiều từ mới tiếng Hàn sẽ đưa vào từ điển Oxford là một sự kiện rất trọng đại. Có thể bạn sẽ nói sao mà làm quá lên như thế khi chỉ thêm 26 từ trong số hơn 600.000 từ có trong từ điển Oxford. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 142 năm xuất bản của từ điển này, đã có bao nhiêu từ tiếng Hàn được đưa vào đây cho đến nay.

aegyo, n. and adj.

A. n.

Cuteness or charm, esp. of a sort considered characteristic of Korean popular culture. Also: behaviour regarded as cute, charming, or adorable. Cf. KAWAII n.

B. adj.

Characterized by ‘aegyo’, cute, charming, adorable.

banchan, n.

In Korean cookery: a small side dish of vegetables, etc., served along with rice as part of a typical Korean meal.

bulgogi, n.

In Korean cookery: a dish of thin slices of beef or pork which are marinated then grilled or stir-fried.

chimaek, n.

In South Korea and Korean-style restaurants: fried chicken served with beer. Popularized outside South Korea by the Korean television drama My Love from the Star (2014).

daebak, n., int., and adj.

A. n.

Something lucrative or desirable, esp. when acquired or found by chance; a windfall, a jackpot.

B. int.

Expressing enthusiastic approval: ‘fantastic!’, ‘amazing!’

C. adj.

As a general term of approval: excellent, fantastic, great

fighting, int.

Esp. in Korea and Korean contexts: expressing encouragement, incitement, or support: ‘Go on!’ ‘Go for it!’

hallyu, n.

The increase in international interest in South Korea and its popular culture, esp. as represented by the global success of South Korean music, film, television, fashion, and food. Also: South Korean popular culture and entertainment itself. Frequently as a modifier, as inhallyu craze, hallyu fan, hallyu star, etc. Cf.

K-, comb. form

Forming nouns relating to South Korea and its (popular) culture, as K-beauty, K-culture, K-food, K-style, etc.Recorded earliest in K-POP n. See also K-DRAMA n.

K-drama, n.

A television series in the Korean language and produced in South Korea. Also: such series collectively.

kimbap, n.

A Korean dish consisting of cooked rice and other ingredients wrapped in a sheet of seaweed and cut into bite-sized slices.

Konglish, n. and adj.

A. n.

A mixture of Korean and English, esp. an informal hybrid language spoken by Koreans, incorporating elements of Korean and English.In early use frequently depreciative.

B. adj.

Combining elements of Korean and English; of, relating to, or expressed in Konglish.In early use frequently depreciative.

Korean wave, n.

The rise of international interest in South Korea and its popular culture which took place in the late 20th and 21st centuries, esp. as represented by the global success of Korean music, film, television, fashion, and food ;= HALLYU n.; Cf. K- comb. form.

manhwa, n.

A Korean genre of cartoons and comic books, often influenced by Japanese manga. Also: a cartoon or comic book in this genre. Cf. MANGA n.2Occasionally also applied to animated film.

mukbang, n.

A video, esp. one that is livestreamed, that features a person eating a large quantity of food and talking to the audience. Also: such videos collectively or as a phenomenon.

noona, n.

In Korean-speaking contexts: a boy’s or man’s elder sister. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older female friend.

oppa, n.

1.In Korean-speaking contexts: a girl’s or woman’s elder brother. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older male friend or boyfriend.

2.An attractive South Korean man, esp. a famous or popular actor or singer.

samgyeopsal, n.

A Korean dish of thinly sliced pork belly, usually served raw to be cooked by the diner on a tabletop grill.

skinship, n.

Esp. in Japanese and Korean contexts: touching or close physical contact between parent and child or (esp. in later use) between lovers or friends, used to express affection or strengthen an emotional bond.

trot, n.

A genre of Korean popular music characterized by repetitive rhythms and emotional lyrics, combining a traditional Korean singing style with influences from Japanese, European, and American popular music. Also (and in earliest use) as a modifier,as in trot music, trot song, etc.This genre of music originated in the early 1900s during the Japanese occupation of Korea.

unni, n.

In Korean-speaking contexts: a girl’s or woman’s elder sister. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older female friend or an admired actress or singer.

Thật tuyệt vời!
Giai đoạn hoàn thành ấn bản đầu tiên của từ điển Oxford là 49 năm sau khi chính thức bắt đầu biên soạn. Ấn bản đầu tiên dày 12 tập được phát hành vào năm 1928, chứa khoảng 414.800 tiêu đề và hơn 1,82 triệu câu trích dẫn. Tuy nhiên, không hề có một từ vựng nào liên quan đến tiếng Hàn. Cho đến năm 1933, một ấn bản bổ sung đã được xuất bản, đề mục đầu tiên liên quan đến Hàn Quốc lúc này mới được đưa vào. Đó là từ “Korean” (Hàn Quốc) và “Koreanize” (Hàn Quốc hóa). Một vài từ cũng được thêm vào trong các ấn bản bổ sung sau này. Sáu từ được bổ sung là “gisaeng” (kỹ nữ biểu diễn trong các buổi ca hát, nhảy múa tại chốn cung đình hay biệt phủ địa phương), “Hangul” (bảng chữ cái tiếng Hàn), “Kimchi” (một loại bắp cải lên men với nhiều loại gia vị khác nhau), “Kono”(trò chơi trên bàn cờ của Hàn Quốc), “myon” (huyện: đơn vị hành chính), “makkali” (loại rượu truyền thống) vào năm 1976, và thêm bảy từ là “sijo” (thể thơ luật truyền thống, chia làm ba dòng), “taekwondo” (môn võ truyền thống), “won” (đơn vị tiền tệ), “yangban” (giai cấp thống trị của xã hội phong kiến), “ri” (lỵ: đơn vị hành chính), “onmun” (tên gọi rút gọn của bảng chữ cái tiếng Hàn), “ondol” (hệ thống sưởi sàn của nhà truyền thống) vào năm 1982. Và kết quả là tổng cộng có 15 từ gốc tiếng Hàn đã được thêm vào trong ấn bản thứ hai được phát hành vào năm 1989.

21 năm sau, tức là phải đến năm 2003 những từ vựng tiếng Hàn mới lại được bổ sung vào. Từ được thêm vào lúc này là “hapkido”(võ thuật cận đại). Sau đó, các từ khác lần lượt được đưa vào là “bibimpap” (cơm trộn với nhiều loại rau và thịt) vào năm 2011, “soju” (loại rượu được chưng cất) và “webtoon” (hoạt hình kỹ thuật số) vào năm 2015, từ “doenjang” (tương đậu nành), “gochujang” (tương ớt), “K-pop” vào năm 2016, “chaebol” (tập đoàn tài phiệt gia đình) vào năm 2017 và từ “Juche” (lý tưởng cầm quyền của Bắc Hàn) vào năm 2019.

Như vậy, tổng cộng chỉ có 24 từ vựng tiếng Hàn được đưa vào từ điển Oxford trước bản cập nhật tháng 9 năm 2021. Chính vì thế, tiến sĩ Salazar không thể không thốt lên “Daebak” (Tuyệt vời!) khi 26 từ được thêm vào từ điển Oxford cùng một lúc.

Thực tế là trong số các từ mới được đưa vào lần này có cả “Daebak”. Từ này được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, mang ý nghĩa như “chuột sa chĩnh gạo” (vận may đến bất ngờ) hoặc “điều gì vô cùng ngầu”. Bên cạnh đó, “Hallyu” - tiếng Anh gọi là “Korean wave” - đã chính thức đưa vào từ điển Oxford, và nhiều từ khác nữa như “K-drama”, “mukbang”, “oppa”. Điều này cho thấy văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài ra, một điều thú vị khác nữa là các từ Konglish (Korean English) như “fighting” (cố lên) hay “skinship” (tiếp xúc thân mật) sử dụng tiếng Anh theo phong cách Hàn Quốc cũng được đưa vào trong bản cập nhật lần này (danh mục và ý nghĩa của từ mới đưa vào tham khảo bảng đính kèm).

Câu hỏi đa dạng
Nội dung phía Oxford cần cố vấn rất đa dạng. Ngoài các từ mới sẽ được bổ sung, còn yêu cầu điều chỉnh 12 từ trong số các từ đã được đưa vào từ điển trước đây. Chẳng hạn như yêu cầu thông tin về ranh giới âm tiết của từ “gisaeng” trong ấn bản bổ sung năm 1976 hoặc hỏi về nguyên gốc của từ “kimchi”. Câu hỏi đưa ra nhiều nhất là về cấu tạo của từ. Những điều thắc mắc như Từ được tách ra từng âm tiết mang nghĩa thế nào, cũng như nguồn gốc nghĩa của mỗi âm tiết là gì giống như câu hỏi từ “ban” của “banchan”(các món phụ ăn kèm) và từ “bap” của “kimbap”(cơm cuộn Hàn Quốc) có mối quan hệ gì với nhau hay không.

Ngoài ra, Oxford cần cố vấn kiểm tra giúp nội dung phân tích các từ dự kiến sẽ đưa vào đã đúng chưa, cách dùng một số từ của tiếng Hàn và sự khác biệt trong cách sử dụng từ giữa Bắc Hàn và Nam Hàn. Bên cạnh đó, cũng có những câu hỏi rất thú vị kiểu như từ “noona” có giống với nghĩa là bạn gái như từ “oppa” là bạn trai hay không. Nhờ quá trình cố vấn, tôi được biết thêm rất nhiều thông tin mới. Trong số những câu hỏi liên quan đến “PC bang” (quán internet), hỏi liệu các món ăn có bán bên trong “PC bang” không. Tôi biết mỳ ly được bán trong “PC bang”, nhưng tự hỏi mỳ ly có gọi là món ăn không nhỉ và đã thử tìm kiếm các thông tin. Kết quả tôi được biết là các “PC bang” dạo này bán rất nhiều món ăn đa dạng đến mức có tên gọi là “PC+restaurant” (quán internet+nhà hàng). Sau khi lưu lại hình ảnh tìm kiếm, tôi đã gửi đi kèm theo những dòng chú thích.

Tôi đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ các bài đăng trên blog cho đến các bài báo khoa học để trả lời cho các câu hỏi. Với tư cách là thành viên ban cố vấn, tôi biết được rất nhiều điều thú vị, có thể sẽ lướt qua và không biết nếu như không nhận được các câu hỏi này. Sau khi chuẩn bị tài liệu tương đối, tôi điều chỉnh nội dung với giáo sư Cho Ji-eun và đã soạn thảo phản hồi cuối cùng. Và tôi chuyển chúng cho người phụ trách. Tôi kết thúc công việc cố vấn sau vài lần trao đổi phản hồi cho các câu hỏi bổ sung thêm.

 

dongchimi, n.

In Korean cuisine: a type of kimchi made with radish and typically also containing napa cabbage, spring onions, green chilli, and pear, traditionally eaten during winter. Cf. KIMCHI n.

 

 

galbi, n.

In Korean cookery: a dish of beef short ribs, usually marinated in soy sauce, garlic, and sugar, and sometimes cooked on a grill at the table.

 

 

hanbok, n.

A traditional Korean costume consisting of a long-sleeved jacket or blouse and a long, high-waisted skirt for women or loose-fitting trousers for men, typically worn on formal or ceremonial occasions.
© MBC

 

 

japchae, n.

A Korean dish consisting of cellophane noodles made from sweet potato starch, stir-fried with vegetables and other ingredients, and typically seasoned with soy sauce and sesame oil. Cf. cellophane noodle n.

 

 

PC bang, n.

In South Korea: an establishment with multiple computer terminals providing access to the internet for a fee, usually for gaming.

 

 

tang soo do, n.

A Korean martial art using the hands and feet to deliver and block blows, similar to karate.

 

Điều kiện của từ vựng
Một vài nghi vấn xuất hiện ở đây. Tại sao suốt thời gian qua chẳng có mấy từ nguyên gốc tiếng Hàn trong từ điển Oxford ? Nhưng lần này tại sao lại có nhiều từ mới được đưa vào cùng một lúc hơn số từ hiện có trong từ điển? Ai là người quyết định từ mới nào sẽ đưa vào? Việc đưa nhiều từ như vậy phải hiểu theo góc độ như thế nào? Vậy trong tương lai sẽ như thế nào?

Nói cách khác, những từ mới được đưa vào lần này cho thấy ngay tầm ảnh hưởng của làn sóng “Hallyu” lan rộng khắp thế giới. Các fan hâm mộ K-pop đã gọi thành viên những nhóm nhạc thần tượng bằng cái tên “oppa” (anh trai), “onni, noona” (chị gái) và cách biểu lộ cảm xúc “aegyo” (đáng yêu) cho các idol (thần tượng), đã trở thành tên gọi phổ biến trong cộng đồng fan hâm mộ toàn cầu, những từ này được sử dụng trong phạm vi nghĩa rộng hơn và đã được đưa vào từ điển. Phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama), chương trình phát sóng vừa ăn vừa ghi hình “mukbang” và dân ca đại chúng Hàn Quốc cũng đón nhận sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng quốc tế, những từ kết hợp với tiếng Anh như “K-drama”, “mukbang” và “trot” (dân ca truyền thống), ngoại trừ “webtoon” (truyện tranh kỹ thuật số) đã được đưa vào năm 2015, thì “manhwa” (truyện tranh Hàn Quốc) cũng được bổ sung vào từ điển Oxford lần này. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy một điều rất kỳ lạ là “mukbang” và “chimaek” (bia và gà rán) được xem là tiếng lóng không thể đưa vào từ điển Hàn Quốc nhưng lại được đưa vào từ điển Oxford.

Sự thật là trước “Hallyu”, chỉ có 24 từ vựng liên quan đến Hàn Quốc trong số 600.000 đề mục trong từ điển Oxford, có nghĩa là sức ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc tại các nước nói tiếng Anh rất thấp và các từ có nguồn gốc tiếng Hàn cũng không xuất hiện trong các tài liệu tiếng Anh. Tất nhiên, không thể nào không có các từ tiêu biểu. Tuy nhiên để được đưa vào, nhà biên tập phải nhìn thấy tần suất của các từ này xuất hiện thường xuyên, nhất quán trong các tài liệu suốt một thời gian dài, và phải đáp ứng điều kiện các từ được sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp.

Nếu như vậy, trong tương lai sẽ như thế nào nhỉ? Trên thực tế, 26 từ mới này chỉ là sự khởi đầu. Những từ mới này được đưa vào vì chúng đã được sử dụng liên tục trong suốt 15-20 năm qua. Giai đoạn các từ mới trong danh sách này bắt đầu được quan sát, giờ chẳng thể so sánh nổi với sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày một tăng lên như hiện nay. Đặc biệt gần đây, nội dung văn hóa Hàn Quốc được lan rộng qua nền tảng truyền thông toàn cầu, như trường hợp phim “Trò chơi con mực” (Squid Game), ngay lập tức đã đưa tiếng Hàn đến tai người nghe trên toàn thế giới. Do đó, tiếng Hàn sẽ càng lan tỏa hơn nữa. Điều này là lý do làm cho trái tim tôi thật sự thổn thức.

Shin Ji-young Giáo sư khoa Ngữ văn, Đại học Korea

전체메뉴

전체메뉴 닫기