메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Interview > 상세화면

2016 SUMMER

Đạo diễn Lee Joon-ik:

 

Đam mêdiễn giải lịch sử bằng điện ảnh

Chắc hẳn đạo diễn Lee Joon-ik đã rất hạnh phúc khi đạt được thành công về doanh thu từ phòng vé, từ bộphim đạt kỷ lục đình đám “Nhà vua và chàng hề” (King and the Clown, 2005) cho đến tác phẩm gần đây nhấtlà “Bi kịch triều đại” (The Throne, 2015). Nhưng rõ ràng đam mê điện ảnh của ông không hẳn chỉ vì doanhthu. Nhìn lại những hoạt động thời gian qua, quả thật đạo diễn Lee đã lao tâm trong suốt thời gian dài đểnghĩ về câu chuyện mà mình muốn kể, và chắc chắn điều này phần nào đóng góp vào những luận đàm vănhóa trong xã hội Hàn Quốc ngày nay.

Đạo diễn Lee Joon-ik đã thực hiện 11 tácphẩm điện ảnh từ sau khi làm phim đầu taynăm 1993. Bản áp phích trang trí sau lưngbàn làm việc của ông tại văn phòng cho biếtcác tác phẩm nổi bật trong thâm niên làmđiện ảnh của ông cho đến nay. Tên các phimtính từ trái qua phải, như sau: Bi kịch triều đại(2015), Dong-ju (2016), Nhà vua và chàng hề(2005), Radio Star (2006), và Hy vọng (2013).

Đ ầu năm 2016, phim điện ảnh mang tên “Dong-ju: The Portraitof a Poet” (tạm dịch: Dong-ju: Chân dung một nhàthơ) của đạo diễn Lee Joon-ik đã gặt hái thành công theocách đặc biệt. Là thể loại phim độc lập với kinh phí vỏn vẹn nămtrăm triệu won (khoảng 440.000 đô la Mỹ), bộ phim này kể về YunDong-ju (1917-1945), một trong những nhà thơ mà người Hàn yêuthích nhất, đã được giới phê bình điện ảnh lẫn công chúng nhiệtliệt đón nhận. Tác phẩm điện ảnh trắng đen này soi rọi hình ảnhYun Dong-ju khi còn là thanh niên mới lớn rồi trưởng thành trongthời kỳ ảm đạm nhất của lịch sử Hàn Quốc. Bộ phim là cách nhìntrực diện đầy lạnh lùng vào cái chết bi kịch của Yun Dong-ju khi bịbắt giam ở Nhật với tội danh tù nhân chính trị cuối thời kỳ thuộcNhật. Nhiều áng thơ đẹp bi lụy của ông được giới thiệu xen kẽsuốt chiều dài bộ phim, như một cách tưởng nhớ ông.

Tiếng lành đồn xa, tuy là một tác phẩm điện ảnh độc lập vớikinh phí khiêm tốn, nhưng phim “Dong-ju: Chân dung một nhàthơ” quả thật là một trường hợp ngoại lệ khi được công chiếutrong suốt một quãng thời gian dài và đã thu hút hơn 1,1 triệungười xem. Bộ phim nhắm đến đối tượng người xem đặc thùnày cũng đã được công chiếu tại Mỹ vào mùa xuân năm nay, vàtiếp tục chiếu tại liên hoan phim Châu Á ở New York. Như vậy, bộphim đã vượt khỏi biên giới Hàn Quốc và giới thiệu đến khán giảquốc tế. Mùa thu năm nay, dự kiến sẽ có đợt trình chiếu đầy kịchtính tại Nhật, nơi có rất nhiều người hâm mộ nhà thơ Yun Dong-ju.

Chúng tôi gặp đạo diễn Lee tại văn phòng của ông ở phốChungmu-ro, nơi đã từng là trái tim của công nghiệp điện ảnhHàn Quốc trong suốt một thời kỳ dài trước đây.

Hư cấu lịch sử và Kỹ thuật Hollywood

Một cảnh trong phimDong-ju. Đạo diễn LeeJoon-ik cho biết, ôngquay màu trắng đen làđể miêu tả Yun Dong-jucó một cuộc sống giảndị và thành thực hếtmức có thể, màn ảnhtrắng đen cho thấy mộtcách trung thực về hìnhảnh một Yun Dong-juđã sống một cuộc đờingắn ngủi như như mọingười biết về nhà thơ.

 

Darcy PaquetXem qua danh mục các phim của ông, tôithấy ông quan tâm khá nhiều đến lịch sử. Lý do nào khiến ônglưu tâm đặc biệt đến tác phẩm điện ảnh lấy bối cảnh là thời đạitrong quá khứ?

Lee Joon-ik Từ nhỏ tôi đã xem nhiều phim Hollywood và cáctác phẩm kịch cổ điển Nhật Bản. Mọi người thường học về lịch sửChâu Âu thông qua các bộ phim điện ảnh Châu Âu và phim Hollywood.Khi làm những công việc liên quan đến du nhập thươngphẩm điện ảnh, tôi phát hiện ra người nước ngoài hầu như khôngbiết gì nhiều về Hàn Quốc, trong khi lại biết về Trung Quốc và NhậtBản, với một số sự kiện lịch sử đặc trưng của hai đất nước này.Nhưng tôi chưa từng thấy một sản phẩm văn hóa nào có thể khơigợi những quan tâm về Hàn Quốc. Một trong những lý do tôi làmphim này cũng là để lấpkhoảng trống đó. Đồngthời tôi muốn đào sâu xemliệu Hàn Quốc khác vớiTrung Quốc hay Nhật Bảnở chỗ nào.

Vì vậy, năm 2003 tôiđã làm phim “Cuộc chiếnHwangsannbeol” (Once upon a time in a battlefield, Hwangsanbeol).Mọi người đều biết về các cuộc thập tự chinh ở Châu Âu, vàthật ra chiến tranh giữa ba vương quốc Silla, Baekje và Goguryeotrên bán đảo Hàn vào thế kỷ 17 cũng có quy mô tương tự. Trongsuốt 30 năm chiến tranh, 130 ngàn quân từ Trung Quốc kéo tàusang bán đảo Hàn tham chiến. Giờ nếu làm lại phim này có lẽ sẽphải quay với quy mô lớn hơn rất nhiều. Nhưng lúc làm phim ấytôi chỉ nghĩ đến mục tiêu tạo yếu tố hài làm sao cho khán giả vuicười, và hiệu quả cũng khá được như ý muốn.

Dù vậy, nội dung và yếu tố hài hước của phim này mang đậmmàu sắc bản địa. Ở nhiều khía cạnh, bao gồm cả phương ngữ.Cho nên sau đó tôi đã cố tìm thêm những yếu tố mang tính chấtphổ quát hơn và kết quả là phim “Nhà vua và chàng hề” ra đời.Thật ra chúng tôi cũng đã có sẵn kịch bản, nhưng tôi dành thêmnhiều thời gian vào việc tìm hiểu về khái niệm chàng hề. Trong hàikịch ứng tác Commedia dell'Arte, kịch truyền thống của Ý có nhânvật Pierrot, trong các tác phẩm của Shakespeare hay trong phim“Andrei Rublev” của đạo diễn Tarkovsky cũng xuất hiện kiểu nhânvật là chàng hề.

Rốt cục tôi nghĩ, chàng hề trong bối cảnh thời đại Joseonkhông đơn thuần là một phương tiện hoặc là một cách để biểuđạt suy nghĩ của tác giả, hơn cả thế, chàng hề còn được xemlà một phương thức nào đó đại diện cho quần chúng nhân dân.Họ, các chàng hề, mạnh mẽ thể hiện quan điểm của mình, đồngthời quan hệ giữa họ và người nắm quyền lực như nhà vua lạikhá căng thẳng. Tôi đã quay phim dựa trên cách hiểu như vậy, vàphim của tôi không chỉ thành công ở Hàn Quốc và hình như cũngcó thể tạo hứng thú cho khán giả nước ngoài.

DPTôi đồng ý với quan điểm của anh là văn hóa Hàn Quốc cónhững đặc trưng khác hẳn với Nhật Bản và Trung Quốc. Anh nghĩtính đặc thù bản sắc này có được từ đâu?

LJ Trong lịch sử, Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng từ cácquốc gia láng giềng. Cho đến tận đầu thế kỷ 19 Trung Quốc gâyảnh hưởng lớn nhất, rồi từ thập niên 1900, hoặc trước đó ít lâu,thì ảnh hưởng của Nhật rất mạnh. Sau khi được giải phóng khỏithể chế thuộc địa Nhật lại trải qua nội chiến Nam-Bắc Hàn, tiếptheo là Mỹ chi phối mạnh. Chúng ta có thể thấy những điều đượcnhào trộn nên bởi sức ảnh hưởng văn hóa từ ba đế quốc này.Hơn nữa, người sáng tạo nghệ thuật có khuynh hướng lấy nănglượng cảm hứng từ những tình cảm mãnh liệt. Bởi quá khứ củalịch sử đau buồn, trong lòng người Hàn luôn chất chứa sự khổnạn, sự thống khổ và sự phẫn nộ, đọng lại như một dòng suối.

Liên quan đến chế tác điện ảnh, Mỹ, Nhật và Trung Quốcthường lấy chất liệu từ tác phẩm văn chương và tiểu thuyết,nhưng trong văn hóa Hàn Quốc, khó thấy những câu chuyện hưcấu lịch sử đáng để vay mượn như vậy. Đó là lý do các đạo diễnHàn Quốc thường phải dựng phim từ các câu chuyện có thậttrong lịch sử. Từ đó, họ hòa hợp giữa tình cảm chất chứa tronglịch sử đau buồn với kỹ thuật chế tác điện ảnh Hollywood, và nhưvậy cái mới được tạo ra.

Phim trắng đen với kinh phí thấp

DPCơ duyên nào để ông làm phim “Dong-ju: Chân dung mộtnhà thơ”?

LJThật ra thì cuối thập niên 1990 tôi có làm một bộ phim cótên “Kẻ vô chính phủ” (The Anarchists). Phim này lấy bối cảnhThượng Hải thời Nhật chiếm đóng. Kịch bản do đạo diễn ParkChan-wook viết. Khi cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho phim, tôi bănkhoăn không biết có thể tái hiện thời kỳ này như thế nào trên mànảnh rộng. Cuối cùng phim thất bại, và tôi chuyển sang dự án khác.

Thế rồi năm 2011 tôi được mời đến dự liên hoan phim lịchsử ở Kyoto. Tôi mang theo hai tác phẩm “Anh hùng xung trận”(Battlefield Heroes, Pyeongyangseong) và “Huyết kiếm” (Blades ofBlood, Gureumeul boseonan dal cheoreom). Khi lưu lại đấy, tôi cókế hoạch thăm Đại học Doshisha, nơi nhà thơ Yun Dong-ju từnghọc. Tôi đi thăm tấm bia tưởng niệm Yun Dong-ju và đã bước đitrên cây cầu trong bài thơ “Apcheon” (Kamogawa, Áp Xuyên) củanhà thơ Jeong Ji-yong.

Hai năm sau, trên đường về nhà sau khi dự hội thảo của HộiĐạo diễn tổ chức ở Jecheon, tình cờ trên xe lửa, tôi ngồi bêncạnh đạo diễn Shin Yeon-shick. Ông ấy là chuyên gia làm phimđộc lập kinh phí thấp, tôi thì chỉ làm phim thương mại. Tôi nói vớiông là tôi muốn làm phim về Yun Dong-ju nhưng không thể làmthành phim thương mại. Vì muốn tái hiện lại bối cảnh thời đại chắcsẽ tốn nhiều tiền, mà nếu doanh thu không cao chắc gì nhữngnhà đầu tư sẽ tài trợ. Tôi hỏi ông ấy liệu có thể viết một kịch bảnquay với kinh phí thấp không. Ông ấy ủng hộ ý tưởng của tôi,nên tôi đề xuất làm với khoản dự toán kinh phí chừng 250 triệuwon (khoảng 220.000 đôla Mỹ). Tôi đề nghị làm phim với nhânvật trung tâm là Yun Dong-ju và Song Mong-gyu, em họ của Yun.Chúng tôi đã bắt đầu như vậy.

DPÔng sẽ giới thiệu về Yun Dong-ju như thế nào với nhữngngười nước ngoài chưa biết gì về nhà thơ này?

LJ Thật ra tác phẩm của nhà thơ Yun Dong-ju đã được dịchvà xuất bản ra nhiều ngôn ngữ, nhưng ông không nổi tiếng trênthế giới nên có lẽ nhiều người chưa tiếp cận được thơ của ông. Không có nhiều nhà thơ Hàn Quốc nổitiếng ở hải ngoại. Ý tôi là ngoại trừ nhà thơKo Un. Thơ Yun Dong-ju, về mặt văn họcrất quan trọng, nhưng cuộc sống và cáichết của ông cũng quan trọng không kém,đáng phải ghi nhớ.

Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật, thế giớibên ngoài Châu Á không rõ lắm về sự thậtnày. Tôi cho rằng cái chết của Yun Dong-jutrong nhà tù Fukuoka, sau khi bị biến thànhđối tượng thí nghiệm trên cơ thể người,không đơn thuần chỉ là một sự kiện lịchsử Hàn Quốc, mà cần phải hiểu đó là mộtphần của lịch sử thế giới. Thời ấy có mộttướng quân y tên Shiro Ishii chỉ đạo các thínghiệm trên cơ thể người. Ông ấy thànhlập đơn vị 731 quân Quan Đông (KwantungArmy) và thực hiện hàng loạt các thí nghiệmtrên cơ thể khoảng 200 ngàn người. Ôngấy cũng phải có trách nhiệm cả trongnhững thí nghiệm đã thực hiện trên cơ thểsống của 1.800 tù nhân tại nhà tù Fukuoka,bao gồm cả Yun Dong-ju và Song Monggyu.Đáng lẽ tướng Shiro Ishii phải bị xét xửnhư một tội phạm chiến tranh, như cáchđối xử đối với những người phụ trách thínghiệm thuộc chế độ Đức quốc xã trongviệc thí nghiệm trên cơ thể người, nhưngông ta vẫn sống yên ổn sau đó và chết ởtuổi 90. Bộ phim này không đơn thuần làmột tác phẩm điện ảnh về một nhà thơ, mà còn là một câu chuyệnvề lương tâm trong suốt một thời kỳ lịch sử.

DPHai nhân vật chính có thật ngoài đời là Yun Dong-ju vàSong Mong-gyu xuất hiện trong phim này có điểm chung nàokhông? Và hai người khác nhau thế nào?

LJ Hai người cùng sinh ra ở một nơi và cùng kết thúc cuộcđời ở một chốn. Hai người là anh em họ, là bạn thân nhưng cũnglà đối thủ cạnh tranh với nhau. Những bài thơ của Yun Dong-jukhông chỉ ra đời khi ngồi sáng tác trong phòng. Thông qua cáchthể hiện trong thơ của Yun, chúng ta có thể cảm nhận được sứcảnh hưởng của một số nhân vật có tác động mạnh đến ông nhưthế nào, cả về mặt tâm lý lẫn tình cảm. Hơn hết, điều ảnh hưởnglớn nhất đến ông là thời đại mà ông đã sống. Thế nhưng tronghành trình của đoạn đời sau khi rời xa quê hương, người tạo sứcảnh hưởng mạnh nhất trong tác phẩm của ông chính là SongMong-gyu, đồng thời là bằng hữu thân tín nhất.

Nhà thơ biểu hiện sự đau khổ của một thời đại đặc trưng.Sự đau khổ này cũng được phản ánh cả trong tình bạn của họ.Trong sự tự ti hay trong những cảm tính đối lập, họ cũng trở thànhgương soi cho nhau.

“Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật, thế giới bên ngoài Châu Á không rõ lắm về sự thật này. Tôicho rằng cái chết của Yun Dong-ju trong nhà tù Fukuoka, sau khi bị biến thành đối tượng thínghiệm trên cơ thể người, không đơn thuần chỉ là một sự kiện lịch sử Hàn Quốc, mà cần phảihiểu đó là một phần của lịch sử thế giới.”

Nhìn lại Cận đại

DPHiện nay có nhiều phim lấy bối cảnh là thời Nhật chiếmđóng. Trước đây có nhiều đạo diễn tránh làm phim thời đại này vàcũng khá hiếm những phim thành công về mặt thương mại. Theoông nghĩ thì có điều gì đó thay đổi không?

LJ Đúng vậy. Trước đây các đạo diễn không để ý lắm đến thờiNhật chiếm đóng. Lý do là vì đó là thời kỳ tuyệt vọng. Khán giả khibỏ tiền ra đến rạp mua vé thường muốn trải nghiệm một loại cảmgiác về sự thắng lợi. Nhưng những phim lấy bối cảnh thời kỳ nàykhó mà đáp ứng được mong đợi đó.

Có thời gian, những câu chuyện kể giai đoạn khó khăn củaHàn Quốc và thời kỳ khổ sở vì kế sinh nhai của người dân Hànkhông được chào đón ở rạp. Tuy nhiên Hàn Quốc đã phát triểnkinh tế mạnh và giờ đây chúng tôi có thể tự tin hơn để kể về mộtthời kỳ thất bại trong quá khứ. Một ví dụ điển hình là bộ phim “Ámsát” (Assassination) của đạo diễn Choi Dong-hoon. Phim này lấybối cảnh thời kỳ ảm đạm trong lịch sử nhưng cũng đề cao sựthắng lợi của cá nhân, như có thể thấy khi nhân vật do Jun Jihyunthủ vai đã thành công trong nhiệm vụ của mình. Điều nàylàm cho phim thành công và có thể nói rằng nhờ vậy mà ở mộtkhía cạnh nào đó đã mở ra cho các nhà làm phim Hàn Quốc mộtkhởi đầu khả thi khi điện ảnh hóa được những câu chuyện thờithuộc địa Nhật.

DPDự án hiện nay ông đang theo đuổi là gì? Ông đang làmphim mới chăng?

LJ Hiện tôi đang làm hai, ba kịch bản, nhưng do chọn nhữngchủ đề khó biểu đạt nên công việc hiện nay không dễ chút nào.Điều tôi muốn làm nhất là dự án điện ảnh tham cứu về chủ đềcận đại Hàn Quốc. Trường hợp Mỹ hay Nhật thì khởi đầu cận đạicủa họ khá đơn giản. Nhưng Hàn Quốc phức tạp lắm! Theo quanđiểm của lịch sử thế giới, thông thường họ giải thích là Nhật thuộcđịa hóa Hàn Quốc đồng thời mang cận đại đến đây. Nhưng tôi lạithấy có gì đó chưa ổn trong quan điểm này.

Cá nhân tôi thấy rằng sự khởi đầu của cận đại có quan hệvới Công giáo cuối thời phong kiến Joseon. Do vậy, đã bùng nổphong trào Tây học giới thiệu tư tưởng và khoa học Tây phươngvào xã hội Hàn Quốc. Kết cục là lấy lại thăng bằng xã hội nhờphong trào Đông học đối nghịch với Tây học. Ở vài phương diện,tôi thấy xung đột giữa hai phong trào này đã góp phần dẫn đếnquá trình cai trị của thực dân Nhật.

Tôi nghĩ là thông qua tác phẩm điện ảnh tìm hiểu về quá trìnhphát triển của Tây học và Đông học, vốn đã khiến Hàn Quốc mấtđi quyền tự chủ của mình, có thể cho thấy cái nhìn thú vị về bảnchất của cận đại hóa Hàn Quốc. Thế nhưng, nếu kể về mọi chuyệnnày chỉ trong một bộ phim điện ảnh thì sẽ trở thành một dự án quálớn, do vậy thi thoảng tôi nghĩ chắc mình đang quá tham lam

Đạo diễn Lee Joonik(thứ ba từ trái qua)đang trò chuyện vớicác diễn viên trong khiquay phim "Dong-ju".

Darcy Paquet Nhà phê bình phim
DịchBùi Phan Anh Thư

전체메뉴

전체메뉴 닫기