Insooni là một trong những giọng ca tài năng nhất của Hàn Quốc, ngườicó sự hiểu biết sâu rộng đối với các thể loại nhạc trot, soul và nhạc dance.Bà nổi lên như một diva nhạc dance vào những năm 80. Với những trảinghiệm về cuộc đời, khả năng ca hát nổi bật được mọi người công nhận,năng lực cảm thụ bài hát ngày càng trở nên sâu sắc, bà trở thành một “casĩ quốc dân” với tên tuổi được yêu mến rộng rãi trên toàn quốc.
Ngôi sao nhạc pop Insooni nói rằng: “Không có cái gìlà tốt nhất. Tôi vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nghệthuật ca hát.”
C ó lẽ tôi nên bắt đầu câu chuyện bằng việc nói về mẹ.Chẳng phải mỗi cuối tuần, tất cả chúng ta đều náo loạnlên vì mẹ đấy thôi. Những bộ phim truyền hình đang pháttrên TV như “Hãy chăm sóc mẹ” (KBS2) và “Người mẹ” (MBC)đều có nhân vật chính là những người mẹ hy sinh vì gia đình. Khángiả vừa xem phim vừa giấu đi những giọt nước mắt với nhữngsuy nghĩ riêng của mỗi người về mẹ. Trong đó, thành công củabộ phim “Người mẹ” có một phần đóng góp của nhạc phim. Mởđầu với “Bước chân trên con đường xa lắc/ Qua bao thăng trầmcủa cuộc đời”, bài hát “Đẹp biết dường bao” buồn như ánh mặttrời hanh hao giữa những tàn cây mùa đông. Âm sắc ngọt ngàovà thanh tao, giai điệu cồn cào và mãnh liệt. Tôi thừa nhận là ngaytừ giây phút nghe những lời đầu tiên, tôi đã bị chinh phục bởi bàihát này. Chiếc thuyền tâm trạng cứ liên tục đẩy tôi vào những đợtsóng tình cảm trào dâng. Đó là khoảnh khắc tôi có được sự khẳngđịnh mới mẻ về năng lực tiềm ẩn của ca sĩ Insooni.
Insooni xuất hiện ở địa điểm phỏng vấn với một phong cách vôcùng sinh động. Ai mà có thể tin được sự thật là bà đã 60 tuổi. Áocổ lọ kết hợp với quần cotton và giầy thể thao. Màu tóc màu xámbạc hài hòa một cách kỳ lạ với bức tường màu xám của quán càphê. Đối với bà, người mẹ là một sự tồn tại như thế nào?“Bà ấy là một tướng quân. Bà là kiểu người đương đầu với tấtcả không biết mệt mỏi. Đó là người luôn đứng dậy mỗi khi gụcngã.” Mẹ của bà đã rời xa thế giới này 10 năm trước. Insooni nhớlại: “Tôi đã sống hiếu lễ với mẹ theo cách riêng của mình nhưngsau khi mẹ ra đi, tôi nhận thấy có nhiều điều tôi vẫn chưa làmđược cho mẹ.”
Bị phân biệt
Insooni chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử ca nhạc HànQuốc. Bởi vì bà là người duy nhất đạt đến đỉnh cao bằng chínhthực lực của mình, vượt qua sự phân biệt đối xử và xa lánh củamọi người đối với một người con lai như bà. Khởi đầu sự nghiệpvới nhóm nhạc nữ “Chị em Hee” (Hee Sisters) năm 1978, đếnnăm 1983, bà trở thành ca sĩ nổi tiếng với bản nhạc nhảy rock ‘n’roll “Cứ mỗi đêm”. Sau đó, trong khoảng 10 năm trời, bà khôngra được bản hit nào mà chỉ biểu diễn trên sân khấu của các hộpđêm. Đến năm 1996, với bài hát “Một lần nữa”, bà đã một lần nữađứng bật lên như một con lật đật không hề biết gục ngã. Sau đó,lần lượt các bản hit như bản song ca với rapper Cho PD “Hỡi bạn”(2004), những bản ballad như “Giấc mơ của chú ngỗng” (2007),“Người cha” (2009) lần lượt ra đời tạo nên đỉnh cao thứ hai củabà và duy trì đến tận hôm nay. Cho đến thời điểm này, bà đã pháthành được tổng số 19 album, trong đó bao có 14 album thường.
Insooni sinh năm 1957, trong gia đình có mẹ là người Hàn vàcha là lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Khi bà còn rất nhỏ, cha củabà đã trở về Mỹ và không bao giờ quay trở lại. Đó là lý do mà bàihát “Người cha” nổi tiếng của bà với lời hát “Mình yêu nhau và rồilại ghét nhau/ Con nhớ cha, người đã từng yêu con hơn tất cả”làm cho người nghe phải khóc. Bài hát này trở nên nổi tiếng khiInsooni hát trong chương trình truyền hình thực tế “Tôi là ca sĩ”(MBC) năm 2011 được tổ chức với hình thức người nghe sẽ bìnhchọn tiết mục hay nhất của mỗi buổi. Sau đó, năm 2004, trongchương trình “Ca sĩ giấu mặt 3” (JTBS), chương trình mà các ca sĩnổi tiếng cùng hát với người đóng thế nhưng giấu mặt và khán giảcó nhiệm vụ tìm đúng ca sĩ đó, bài hát một lần nữa trở thành tâmđiểm với “buổi tiệc nước mắt” của những người đóng thế.
Bài hát “Người cha” cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt khiđược trình diễn tại Carnegie Hall, New York năm 2010 trước 107lính Mỹ từng tham gia cuộc chiến 25.6 (cuộc chiến hai miền Nam-Bắc). Lúc đó, những lời tâm sự của Insooni đã làm nhiều ngườinghe trào nước mắt. “Nếu tình cờ có ai đó ở đây đang bị đè nặngbởi suy nghĩ rằng không biết mình có bỏ lại một đứa con nào nhưtôi ở lại Hàn Quốc hay không thì xin hãy vứt bỏ gánh nặng đó đi.Tất cả chúng tôi đều đang cố gắng hết sức để sống tiếp cuộc đờicủa mình và tất cả mọi người ở đây đều là cha của tôi.”
Bài hát “Người cha” kết hợp giữa ca từ chất đầy chất thơ vớimột giai điệu nao lòng nhưng đối với tôi đỉnh cao của bài hát nàychính là ở câu cuối cùng: “Vâng, con yêu cha, đã từng”. Sau khinhả dài ba từ “con – yêu – cha” như thể không thể buông lơi bàihát một cách dễ dàng, Insooni bật ra tiếng thở dài như thổn thứctrước khi gắn vào lời cuối hai chữ “đã từng”. Có phải một nghệ sĩthực thụ chính là như vậy không? Có cái gì đó như bị bóp nghẹtlại trong câu cuối cùng này.
“Lần nào cũng như lần nào, tôi không thể hát được phần cuốiđó. Đúng như cảm giác khi trời mưa và cảm giác khi trời nắng làkhác nhau vậy. Hát vào buổi tối khác với hát lúc ban ngày, hát chongười nghe là nam giới hay nữ giới cũng khác nhau. Nếu tôi thảlỏng tâm hồn của mình, thể nào tôi cũng khóc. Nhưng nếu tôi quákiềm chế thì bài hát lại không được thể hiện đúng tinh thần củanó. Vì thế, nhiều lúc tôi không muốn hát. Bởi vì tôi không thể điềukhiển được bản thân mình.”
Giấc mơ của chú ngỗng
Bản hit lớn nhất của bà là bản cover “Giấc mơ của chú ngỗng”.Bản nhạc gốc cùng tên được nhóm Carnival của Kim Dong-ryulvà Lee Juck biểu diễn năm 1997. Insooni đã hát lại bài hát này vàđưa nó trở lại đỉnh cao sau 10 năm kể từ lần đầu công diễn. Mởđầu với câu “Tôi đã có giấc mơ của riêng tôi”, bài hát này còn rấtnổi tiếng bởi độ khó đòi hỏi âm vực rộng.
“Mỗi lần tập bài hát này, tôi thực sự đã khóc rất nhiều. Nó làm tôi nhớ đến những ngày vất vả của mình. Cho đến thời điểmtrước đó, tôi hầu như chưa bao giờ nghĩ đến cái gọi là giấc mơcủa mình. Hình như tôi chỉ chăm chăm nghĩ đến việc phải chămchỉ làm việc và kiếm tiền thôi thì phải. Tôi sẽ sống như thế nàođây? Với tôi, đó chính là giấc mơ của tôi. Tôi muốn đưa giấc mơđó đến với những người trẻ tuổi như một chủ đề trò chuyện vàdường như bài ca đã tới trúng đích. Nhờ bài hát này mà tôi đượcbiểu diễn nhiều trên truyền hình và trở nên giàu có.” (Cười)
Insooni biểu diễn trên sân khấu “Buổi hòa nhạc sẻ chia” (Sharing Concert), sựkiện được tổ chức để gây quỹ cho trường Haemil – trường học thực nghiệm chocác học sinh con em gia đình đa văn hóa. Insooni là giám đốc tổ chức “Insooni vànhững người bạn”, một tổ chức phi lợi nhuận điều hành trường học này.
Nhiều nhà phê bình đánh giá rằng cuộc sống kiên cường nhưmột chú lật đật của Insooni đã được chiếu rọi trong bài hát nàyqua thông điệp không từ bỏ giấc mơ và đương đầu một cáchmạnh mẽ với mọi hoàn cảnh khó khăn.
“Khoảng năm 2000, tôi nghĩ đến việc sẽ lưu lại dấu ấn củamình với tư cách một ca sĩ như thế nào. Tôi muốn trở thành mộtca sĩ đem lại hy vọng cho mọi người. Và thật kỳ lạ là sau đó, mỗibài hát đến với tôi đều là về hy vọng. Nếu không thì là về gia đình.Tôi chưa bao giờ nói những suy nghĩ này của tôi cho các nhàsoạn nhạc và viết lời nhưng tôi đoán là họ có thể đã nhìn thấyđược hướng thay đổi của tôi qua thời gian”.
Bà còn có một bài hát khác cũng nhận được rất nhiều sự yêumến là bài “Gửi con gái”. Đây là bài hát dành cho người con gáiduy nhất Sein, kết quả cuộc hôn nhân của bà với giáo sư ParkKyung-bae năm 1994. Video nhạc này là một bức tranh toàn cảnhchứa đầy những bức ảnh của Sein từ khi chào đời cho đến lúctrưởng thành. Tình yêu của bà đối với con gái còn được thể hiệnqua cuốn sách cùng tên được bà xuất bản năm 2013. “Ngườimẹ càng nhiều tuổi thì mối quan hệ giữa mẹ và con gái càng trởthành quan hệ bạn bè. Không biết từ lúc nào người mẹ càng trởnên giống với con gái và chỉ khi tôi sinh con gái ra, tôi mới thực sựhiểu được mẹ của mình. Tình cảm tôi có đối với con gái của mìnhchắc cũng chính là tình cảm mà mẹ tôi đã dành cho tôi.”
“Khoảng năm 2000, tôi nghĩ đến việc sẽ lưu lại dấu ấn của mình với tư cách một ca sĩ như thếnào. Tôi muốn trở thành một ca sĩ đem lại hy vọng cho mọi người. Và thật kỳ lạ là sau đó, mỗibài hát đến với tôi đều là về hy vọng. Nếu không thì là về gia đình.”
Điều hành trường học thực nghiệm cho thanh thiếu niêngia đình đa văn hóa
Insooni luôn dạy con gái rằng, “Hãy làm công việc mà mìnhthích” và, “Nếu không làm thì đừng mong có cái ăn”. Đấy lànhững câu nói nhấn mạnh đến việc đừng có ỷ lại vào cha mẹ vàphải tự mình chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của mình.
“Thấm nhuần lối sống tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ, con gáitôi ngay cả bây giờ cũng không mấy khi mua những đồ đắt tiền.Tôi cũng vậy. Khi lên sân khấu, vì đó là công việc nên tôi phải đầutư để bảo đảm hình ảnh đẹp nhất của mình chứ tôi thuộc kiểu người không tiêu tiền vì bản thân. Nhưng nếu là vì người khác thìtôi không tiếc. Tôi thích được nhìn thấy người khác hạnh phúc vớiđồng tiền mà tôi sử dụng.”
Biển hiệu ở bên ngoài trường Haemil do các học sinh của trường trang trí.
Là người thường lui tới các cô nhi viện và viện dưỡng lão đểthực hiện các hoạt động từ thiện, công việc mà bà đang dồn hếtnhiệt tình của mình hiện nay là điều hành trường Haemil, một ngôitrường thực nghiệm cho thanh thiếu niên gia đình đa văn hóa.“Haemil” có nghĩa là bầu trời trong xanh sau cơn mưa.
Được xâydựng tại Hongcheon, tỉnh Gangwon năm 2013, số học sinh củatrường hiện nay là 15 em đang theo học chương trình phổ thôngcơ sở. Tháng 12 năm ngoái, trường đã có khóa học sinh tốtnghiệp đầu tiên.
Ngôi trường được điều hành bởi Tổ chức phi lợi nhuận“Insooni và những người tốt”. Trong đó, Insooni giữ vai trò giámđốc. Quỹ hoạt động của trường được đóng góp từ hơn 200 nhàhảo tâm. Số tiền đó đủ để chi trả tiền ăn cho học sinh nhưng từnăm nay sẽ cần nhiều hơn sự đóng góp của các nhà hảo tâmđể xây dựng nhà trường theo phương châm giáo dục miễn phí.Trong mùa hè này, ngôi trường cũng sẽ được xây dựng mới trênnền của ngôi trường cũ được mua lại.
Các học sinh của trường Haemil thường có cha là người HànQuốc và mẹ hầu hết là người đến từ các quốc gia Đông Nam Á.Các em nói rằng mình thường không giao tiếp được với mẹ. Bởivì cha của các em không muốn các em học ngôn ngữ của đấtnước mẹ mình. Insooni xót xa vì “điều đó làm cho người mẹ hầunhư không thể làm gì cho con của mình”. Tôi có đề nghị bà nói vềmột trường hợp đặc biệt trong số đó nhưng bà lắc đầu.“Chúng tôi đưa các em đến đây để nuôi dạy các em trưởngthành theo hướng tích cực. Tôi không nghĩ việc nói cho mọi ngườivề nỗi đau của các em là việc làm đúng đắn. Thỉnh thoảng, tôicũng có nhận được những lời hứa đóng góp quỹ và đề nghị choxem các đoạn băng ghi hình có liên quan đến cuộc sống gia đìnhcủa các em. Những lúc như thế, tôi thường tự nhủ là có lẽ mìnhsẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa và không gửi băng ghi hình chohọ. Vì tôi không muốn làm tổn thương các em ấy.”
Tôi có hỏi rằng trong cuộc đời nhiều khúc quanh của mình, khinào bà thấy nản lòng nhất? Khi nào bà cảm thấy cuộc sống củamình như đã rơi xuống tận đáy cùng của nó? Câu trả lời của bà làmột cái tặc lưỡi.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Nếu tôi cứ tính từng khókhăn một thì tôi chắc đã không thể nào chịu đựng được. Trongcuộc đời, không phải là chúng ta ai cũng đã từng gặp lúc mưarơi, tuyết đổ và đều phải vượt qua những chông gai đấy sao? Cóngười nào mà cả cuộc đời chỉ đi trên mỗi một con đường bằngphẳng thôi không?”
Và rồi tâm sự của bà một lần nữa lại xoáy vào trái tim tôi.“Cho đến giờ, tôi vẫn không có người bạn nào để có thể cởimở nói chuyện một cách thoải mái. Người ta không quan tâm đếntôi với tư cách cá nhân và tôi cũng không có sự quan tâm nàođặc biệt đến người khác. Đến mức mà gần đây tôi nghĩ có lẽ nênăn một bữa với ai đó. Kể cả những người làm chương trình ở đàitruyền hình tôi cũng không biết lắm. Tôi bị bó chặt với suy nghĩ làtôi phải làm cho người ta tìm đến tôi chứ không phải là tôi đi tìmngười ta. May là cũng có những người công nhận thực lực củatôi nên tôi mới đi được đến ngày hôm nay.”
Khi được hỏi về việc nhất định muốn làm trong năm nay, bà trảlời có hai việc. Thứ nhất là leo lên đỉnh núi Paektu, và thứ hai là lau2.300 bia mộ lính Mỹ trong nghĩa trang tưởng niệm quân Liên hợpquốc ở Busan. Đó là nơi những người lính quốc tế đã từng thamgia cuộc chiến 25.6 đang yên nghỉ. Bà nói rằng vào tháng 11 nămngoái, bà đã lau được hơn 30 bia mộ của những người lính HàLan rồi.
“Thời điểm cuộc chiến tranh Nam-Bắc xảy ra, những người línhđó đều chỉ trong độ tuổi thanh niên chưa đến 20. Cha tôi chắc cũngở độ tuổi đó. Ông ấy làm sao mà đã đủ chững chạc được. Ở tuổiđó, đáng ra ông ấy phải được nghe bài hát mà mình thích và theođuổi các cô gái chứ. Nghĩ vậy nên tôi hiểu cha mình rõ hơn. Ta cầnphải cảm ơn những người lính đã đổ máu cho đất nước chúng ta.Vì thế, khi nghe chuyện về những bia mộ này tôi đã bắt đầu thựchiện việc đó với suy nghĩ “đây chính là việc mà tôi phải làm”.Sống mũi của tôi đột nhiên cay xộc.
Cho Sung-sik Phóng viên Báo Dong-a Ilbo
Ảnh Ahn Hong-beom
Dịch Lê Thị Thu Giang