메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Features

2016 AUTUMN

CHUYÊN ĐỀ

DMZ:
Vùng đất cấm qua hàng rào thép gai
CHUYÊN ĐỀ 2 Hòa bình từ tâm trên con đường mòn khu vực DMZ

Để kiến tạo hoà bình cần bắt đầu từ đâu? Tôi miên man suy nghkĩ hi chân bước qua bãi chiến trường của 60 năm trước, nơi giờ đây đã trở thành mộ tcon đường rừng

Đài quan sát Eulji ở xã Haean, huyện Yanggu, tỉnh Gangwon giúp nhìn toàn cảnh lòng chảo Punchbowl, một trong những vùng chiến sự khốc liệt nhất thời chiến tranh liên Triều. Xa xa phía bên ngoài lòng chảo, ngọn núi Kim Cương (Kumgang) ở Bắc Hàn hiện rõ trong những ngày trời quang đãng.

T háng 5 năm 1986, UNESCO ra “Tuyên bố Seville về Bạo lực” khi tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế ở Seville (Tây Ban Nha) lấy chủ đề giáo dục phi bạo lực. Với năm điều được soạn thảo nhằm phản bác quan điểm cho rằng bạo lực có tổ chức như chiến tranh xuất phát từ bạo lực mang tính sinh lý của con người, tuyên bố Seville kết thúc như sau:
“Cũng như chiến tranh xuất phát từ tâm của con người, hòa bình cũng được bắt đầu từ trong tâm mỗi chúng ta. Một giống loài đã tạo ra được chiến tranh ắt sẽ có khả năng kiến tạo hòa bình. Trách nhiệm ấy thuộc về mỗi chúng ta.”
Như vậy, có nên xem khu vực phi quân sự (DMZ) là sản phẩm được nhân loại tạo ra từ trong tâm, là một giai đoạn trung gian chuyển tiếp từ chiến tranh đến hoà bình? Ai nắm thông tin đáng tin cậy về một vài trường hợp thành công của DMZ hẳn sẽ nở nụ cười thâm thúy và gật đầu đồng tình. Nhưng, có lẽ chúng ta cần bàn thêm đôi điều để không bị xem là sống hời hợt.

DMZ và “gian điền”
Chuyện xảy ra thời nhà Thương. Hai nước chư hầu Ngu và Nhuế tranh cãi không ai chịu ai trong cuộc tranh chấp biên giới lãnh thổ. Không thể phân định đúng sai, họ bèn tìm đến một nước chư hầu khác là Tây Bách của nhà Chu. Có điều, vua của hai nước khi vừa đến nước Chu thì nhận ra ngay sai lầm của mình nên đường ai nấy về trở lại đất nước của mình mà không đi gặp Tây Bách nữa. Nguyên nhân là họ đã được chứng kiến tục nhường nhịn và cùng sở hữu bờ đất phân chia ranh giới các thửa ruộng giữa những người nông dân.
Bối cảnh của câu chuyện xuất hiện trong Sử Kí của Tư Mã Thiên này có thể là việc Chu vương muốn ca tụng Tây Bách, nhưng thú vị ở chỗ câu chuyện đã lồng ghép vào đó một nét văn hóa hay trí khôn của người làm nông ở phương Đông. Đó chính là “gian điền” hay “nhàn điền” (tức bờ ruộng). Trong Thượng Thư Đại Truyện có viết: “Hãy nhường nhau vùng tranh chấp mà làm thành gian điền”. Trong khi đó, Thuyết Uyển lại định nghĩa gian điền là “vùng đất ở giữa không thuộc về quốc gia nào”. Ngoài ra trong Lễ Kí, vùng đất này còn được gọi là “nhàn điền”, chỉ vùng đất có đặc điểm như vầng trăng hay nhánh cây bên ngoài cửa sổ vốn không thuộc về bất cứ một ai.
Nói vậy để thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa DMZ và gian điền. DMZ là kết quả được tạo ra trên bàn đàm phán sau những cân nhắc về cuộc sống con người ở cấp độ giản đơn nhất, thực dụng nhất và vị lợi nhất.Trong khi đó gian điền có thể được xem là khái niệm chỉ sự tương tác kết hợp giữa tấm lòng khoan dung, tiết chế và nhường nhịn trước đối phương trên cơ sở quan hệ hiểu biết thực tế.
Bất chấp điều đó, DMZ vẫn được xem là một phát minh tương đối thành công. Tuy chỉ là tạm thời nhưng nó cũng có hiệu quả đình chiến ở những khu vực đang giao tranh. Đặc biệt nó càng tỏa sáng khi dùng với mục đích nghiên cứu hay thám hiểm khoa học, như trường hợp vùng Nam Cực. Có điều, trong trường hợp hai hay nhiều thế lực không thể tránh được cạnh tranh quân sự núp dưới danh nghĩa bảo vệ giá trị và lợi ích của nước mình, hiệu quả của DMZ trở nên cực kì hạn chế. Đơn cử như trường hợp DMZ của Hàn Quốc. Khác với ý đồ ban đầu, vùng phi quân sự này giờ đây đã trở thành khu vực vũ trang nặng, nơi tập kết của 1,5 triệu quân với đủ loại vũ khí; cục diện đối đầu không thương tiếc đã và đang được duy trì trên 60 năm qua tại một vùng rộng lớn.
Nếu bạn tin rằng sự quyết đoán của các tổ chức quốc tế lớn, ban cố vấn của các cơ quan nhà nước hay các nhà lãnh đạo tài ba sẽ mang lại hòa bình trên bán đảo Hàn thì bài viết này nên được dừng tại đây mới phải. Điều tôi định nói ra vô cùng nhỏ bé. Đó là chuyện những người dọn dẹp những cành cây ngáng qua con đường mòn, mở rộng đường đến trường, hay đem trồng những loài hoa không tên sau vườn. Tuy khác với người bình thường là sống trong khu vực hạn chế dân cư gần DMZ, họ vẫn là những người biết nhường nhịn và không ngừng cố gắng vươn lên vì một cuộc sống tốt hơn. Tôi thấy ở họ khả năng kiến tạo hòa bình. Nói gì thì nói, gian điền được tạo ra từ những điều như thế.

Đường vành đai Punchbowl
Punchbowl ở Yanggu, tỉnh Gangwon là một vùng chiến sự ác liệt nhất không thể bỏ qua khi nhắc đến chiến tranh liên Triều. Vùng này là đầu mối chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi nếu rơi vào tay địch thì Chuncheon sẽ gặp nguy hiểm, mà Chuncheon mất thì Seoul sẽ dễ tổn thương trước những đòn tấn công của địch. Trong chín trận đánh lớn riêng ở địa bàn huyện Yanggu thì đã có bốn trận diễn ra tại vùng lòng chảo này. Nơi đây chính là chiến trường cho “trận đánh núi Dosol”, trận mang lại biệt danh “Hải quân vô địch” cho quân đội hải quân Hàn Quốc; và “trận đánh đỉnh Gachil” ác liệt với kỉ lục đổi chủ đến sáu lần trong 40 ngày.

Kim Eun-suk (phải), một hướng dẫn viên tour trekking cung đường vòng quanh Punchbowl DMZ, đang giải thích các đặc điểm địa hình của khu vực.

Cái tên Punchbowl do một phóng viên chiến trường người nước ngoài tham chiến trong chiến tranh hai miền Nam – Bắc đặt ra khi anh thấy địa hình lòng chảo được bao bọc bởi những ngọn núi cao trên 1.000 mét so với mực nước biển nơi đây trông giống như một chiếc bát pha rượu pân. Người Hàn cũng cứ theo đó dùng cái tên này một cách tự nhiên. Lòng chảo xã Haean được tạo bởi quá trình xói mòn và phong hoá đá này cho đến thời chiến tranh Nam – Bắc cũng chỉ là một ngôi làng nhỏ trên núi. Đến năm 1956 sau khi kí hiệp định đình chiến, chính phủ thực hiện chính sách di dân đến ngôi làng bị bỏ hoang do được xếp loại khu vực hạn chế dân cư này. Đến nay ngôi làng đã trở thành một đơn vị hành chính cấp xã, nơi tập trung khoảng 1.700 người dân đang sinh sống. Thời thu nhập bình quân đầu người chưa đến 100 USD, để có cái ăn, những người dân di tản đến đây phải bất chấp tính mạng phát quang ruộng đất vốn còn đầy mìn để làm nương rẫy, kéo dài đến tận sườn núi cao 600 mét (nơi thấp nhất cao 400 mét so với mực nước biển). Cách đây 15 năm, trong quá trình Cục Bảo hộ Rừng chọn đất trồng rừng trên núi Wawu, người ta đã nhặt được hai bao tải vỏ đạn. Câu chuyện này giúp ta hình dung chuyện gì đã xảy ra ở đây thời bắt đầu khai hoang. Hiện nay, mảnh đất vẫn không nương tay trước con người này vẫn là bãi mìn hoặc là khu vực quân sự. Trong năm nay cũng có hai vụ tai nạn do mìn xảy ra ở thôn Hyeon nơi có địa đạo số 4.

Trong khi hướng dẫn du khách, Kim Eunsuk nhấn mạnh rằng cung đường vòng quanh lòng chảo là một con đường rừng độc đáo nơi người ta có thể đi bộ để ngẫm về chiến tranh, hòa bình và sự kì diệu của tạo hóa.

Mùa thu năm 2011, cung đường đi bộ qua núi mang tên “Đường vành đai Punchbowl DMZ” xuất hiện trong ngôi làng ở địa đầu cực Bắc này. Việc thăm dò mìn là điều kiện bắt buộc khi làm con đường thám hiểm, bởi nó nằm trong khu vực hạn chế dân cư. Mà phải như vậy thì mới xin được giấy phép thông hành từ Ban Quân sự. Ngoài ra, khách tham gia tour này vì sự an toàn buộc phải đi cùng “người hướng dẫn trải nghiệm đường rừng”. Kim Eun-suk (56 tuổi) đã làm công việc này đến nay là năm thứ 5. Bà vừa đóng vai trò là người hướng dẫn khách tham quan, vừa gánh vác cả phần quản lý đường rừng và điều tra sinh thái. Bà xem công việc này là một trong những ưu đãi hiếm hoi mà mình nhận được từ việc lớn lên ở đây. Trước đây, bà cùng chồng làm nông để nuôi hai đứa con nhưng công việc ngày càng vất vả, nông sản thì cứ rớt giá liên tục. Giữa lúc đang trăn trở tìm công việc mới thì cơ duyên này đến với bà.
Với bà, cung đường trekking trùng khít với con đường mà trước đây bà vẫn cùng mẹ đi hái rau rừng và bẻ vỏ cây đoạn làm cái ăn trong khi chờ vụ thu hoạch tới. Bà cũng không ngờ rằng có lúc tên của các loại cây cỏ được học từ mẹ lại trở nên hữu ích. Tất nhiên, khác với hồi ấy, nhiều loại thực vật đã biến mất 1 như cây tử thảo (Arnebia euchroma), raukhúc, rau lê-nê, nhưng đồng thời cũng có những loại thực vật ngoại lai mới xuất hiện.
lô-mét, được phân làm bốn cung đường nhỏ gọi tên là “đường mòn Hoà Bình”, “đường cánh đồng Oyu”, “đường bình nguyên Mandae” và “đường đồi Meonmet”. Bà Kim rất thích cung đường đồi Meonmet bắt đầu từ rặng núi Baekdu, nhưng cung đường đặc biệt gắn bó với bà lại là đoạn đường băng qua cánh đồng Oyu. Bởi khác với phía núi Daewu hay đỉnh Gachil nơi có địa thế hiểm trở và nhiều mìn, cung đường này tương đối bằng phẳng với màu sắc đa dạng, từ con đường đất đỏ vùng cao nguyên, qua thung lũng rồi lại đến hồ nước. Hơn hết thảy, đây là nơi bà sống từ thời học tiểu học, cái thuở mà nấu cơm còn phải đun bếp củi.

Đầu cung đường này là nơi đặt mộ của cha mẹ bà. Bà nhớ cha bà tuy làm nông nhưng hễ ra đường là luôn chỉn chu quần áo mũ mão. Ông lại còn thích uống rượu. Cảm giác xấu hổ vì cha ngày ấy trở thành một kí ức giày vò bà.
Nhiều lúc hướng dẫn khách tham quan, bà bất chợt ngỡ như mình đang đi hái rau rừng cùng mẹ. Đặc biệt là những khi bà nhìn những lọn mây trắng trên trời xanh thấp thoáng qua những tán cây rừng. Có lần khi đang chỉ đường cho những cựu chiến binh hải quân từng tham chiến trong trận Punchbowl, bà chợt thấy đồng cảm qua ánh mắt của họ. Không chừng ở đâu đó trên cung đường này, họ cũng đã thấy những người lính trẻ năm xưa gác súng chìm vào giấc ngủ sâu như những đứa bé con hồn nhiên vô tư lự.

Có lần khi đang chỉ đường cho những cựu chiến binh hải quân từng tham chiến trong trận Punchbowl, bà chợt thấy đồng cảm qua ánh mắt của họ. Không chừng ở đâu đó trên cung đường này, họ cũng đã thấy những người lính trẻ năm xưa gác súng chìm vào giấc ngủ sâu như những đứa bé con hồn nhiên vô tư lự.

Bình nguyên Cheorwon
Đối với các loài chim di cư ở vùng Đông Bắc Trung Quốc hay Siberia thì bán đảo Hàn vốn là nơi trú đông lý tưởng. Có điều, quá trình khai khẩn đất đai và đô thị hoá với tốc độ chóng mặt đã ngăn chúng tìm đến đây. Một trong số ít những nơi đủ an ủi cho các loài chim di cư là bình nguyên Cheorwon. Bước vào tháng 10, khi việc thu hoạch còn chưa kịp kết thúc thì đội quân tiên phong đang nhấp nhỏm của ngỗng và sếu đã ồ ạt kéo về giăng kín bầu trời. Cùng với loài vịt trời và mòng két tề tựu về không lâu sau đó, chúng làm nên một cảnh tượng kì vĩ với hàng triệu con chim, con số này chỉ tính riêng ở vùng bình nguyên Cheorwon.

Được phát hiện vào năm 1990 ở phía đông bắc khu vực DMZ thuộc Yanggu, Địa đạo số 4 là một phần của tour An ninh trong khu vực Punchbowl. Đường hầm do người Bắc Hàn đào nhằm xâm nhập vào Hàn Quốc.

Lý do chúng xem đây là điểm đến đầu tiên là vì nơi đây có một con suối nước ấm với nhiệt độ khoảng 15 độ C, nằm trên vùng cao nguyên dung nham được tạo bởi ngọn núi lửa Ori ở Cheorwon. Đất phong hoá bazan màu mỡ cùng dòng suối đã biến nơi đây thành một vựa hoa màu số một của tỉnh Gangwon. Cũng như người dân vẫn tìm đến sinh sống bởi môi trường tự nhiên trù phú bất chấp đây là khu vực hạn chế dân cư, các loài chim cũng bay về chốn này để tìm ngũ cốc rơi vãi, cỏ, các loại sâu, các loài cá sống dưới băng vốn đầy rẫy trên cánh đồng mỗi khi vụ thu kết thúc.
Tuy nhiên nơi đây cũng là một vùng chiến sự ác liệt nhất thời chiến tranh hai miền Nam – Bắc. Trục tam giác nối Cheorwon với huyện Pyonggang, huyện Kimhwa được gọi là “Tam giác sắt” (Iron Triangle), là đầu mối chiến lược quan trọng buộc phải giữ nếu muốn kiểm soát chiến tuyến miền Trung. Nơi đây, cho đến trước ngày kí kết Hiệp định đình chiến, lính Liên Hợp Quốc khi đối đầu với quân đội Trung Quốc đã triển khai bao nhiêu trận pháo kích lớn khiến hàng vạn người thương vong.
Tháng 12 năm 1992, một người lính tại DMZ Cheorwon phát hiện một con sếu đứng yên bất động một cách kì lạ trên cánh đồng tuyết trắng phủ đầy. Anh quan sát khoảng một tuần thì chợt thấy con sếu ngã quỵ. Vội chạy đến gần, anh nhận ra bên cạnh con sếu cái này là xác một con sếu khác. Đó là một con sếu đực, và có vẻ đã chết một thời gian khá lâu. Người lính bèn tận tình chăm sóc con sếu đang thoi thóp. Câu chuyện về người lính và con sếu cái đau buồn bên xác bạn tình này được lan truyền khắp làng.
“Bà sếu quả phụ” sau một tháng được chăm sóc chu đáo thì hồi phục. Người dân trong làng thả cho sếu bay đến bờ hồ phía bắc được bao bọc bởi rừng cây bu lô. Họ đeo một chiếc vòng trên cẳng chân con sếu. Đây là dấu hiệu để nhận biết được nếu nó quay trở lại bình nguyên Cheorwon. Sau đó, gạo Odae của Cheorwon được trồng ở vùng hạn chế dân cư này trở thành một thương hiệu nổi tiếng, cùng với hình ảnh về một ngôi làng có khí hậu trong lành và đất đai màu mỡ.

SChưa ai thấy con sếu quay lại, nhưng người Cheorwon vẫn luôn tin rằng tất cả là nhờ công của con sếu nọ, và mỗi năm họ vẫn không quên rắc thức ăn cho lũ chim di cư.
Toàn bộ khu vực hạn chế dân cư như bán đảo Jangdan thuộc thành phố Paju tỉnh Gyeonggi, khu vực ven sông Imjin thuộc thôn Duji, xã Jeokseong và hồ Togyo thị trấn Dongsong, huyện Cheorwon là nơi trú đông của một số ít đại bàng. Từ hai ba chục năm trước người ta thường xuyên phát hiện những con đại bàng khổng lồ bị đói đến kiệt sức ở nhà dân. Người dân bèn giúp cho chúng ăn. Từ đó những cuộc viếng thăm của những chú đại bàng vào mùa đông ngày càng trở nên dày đặc. Con số ấy lúc tăng lúc giảm khác nhau, nhưng nhìn chung khoảng 2.000 con đại bàng vào mùa đông quanh những khu vực hạn chế dân cư này. Những người lao công của thiên nhiên này lau dọn sạch sẽ xác động vật bỏ ngoài các nông trại chăn nuôi gia súc, từ đó cung cấp một mô hình chung sống hài hòa cho con người và tự nhiên

Ga Woljeong-ri tại khu vực hạn chế cư dân ở Cheorwon là một ga dừng dùng còi được đưa vào sử dụng năm 1914 nằm trên tuyến Seoul – Wonsan. Phần còn lại của toa tàu bị bom tàn phá trong chiến tranh liên Triều giờ được trưng bày sau tấm bảng viết rằng “Con ngựa sắt muốn được phi.”

Năm 1979, chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) sau khi đề xuất dự án công viên sinh thái hoà bình quốc tế đã bắt đầu điều tra và nghiên cứu đa chiều dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ và truyền thông Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, các hiệp ước cam kết khai thác DMZ một cách hòa bình giữa hai miền đã được diễn ra nhiều đợt, nhưng những lời hứa hẹn luôn trở thành những lời nói suông. Bởi đó là kết quả của hiệp thương lấy hoà bình làm vật thế chấp.
Trong bài thơ với tiêu đề gây sốc “Ở mọi biên cương hoa đều nở”, nhà thơ Ham Min-bok từng cảnh cáo như thế này: “Vào ngày nước mắt cạn khô/ Khi không thể giữ làn ranh giữa ánh trăng và chiếc bóng/ Hàng rào hoa sẽ héo tàn/ Mọi ranh giới giữa ta và thế giới sẽ vỡ tan”.

Một trạm bảo vệ ở khu vực hạn chế cư dân nhìn ra cảnh mùa thu của bình nguyên Cheorwon, xa xa là cánh đồng lúa và các ngọn núi ở Bắc Hàn.

Lee Chang-guy Nhà thơ, Nhà phê bình văn học
ẢnhAhn Hong-beom, Han Dae-in
DịchPhạm Quỳnh Giang

전체메뉴

전체메뉴 닫기