Tháng 6 năm 1950 chiến tranh liên Triều nổ ra, thành phố Busan được chọn làm thủ đô lâm thời của Đại Hàn Dân Quốc và nó giữ vai trò một thủ đô thật sự cho đến khi hiệp định đình chiến được ký kết và chính thức di dời thủ đô về lại Seoul vào ngày 15 tháng 8 năm 1953. Khu vực thủ đô lâm thời nằm kề Uỷ ban nhân dân tỉnh Gyeongsangnam-do vào thời điểm đó, đây là nơi làm việc tạm thời của chính phủ cũng là nơi người dân lánh nạn ùn ùn kéo đến để bắt đầu một cuộc sống tha hương không lường trước. Cho đến tận ngày nay những dấu vết của một thời đau buồn vẫn còn lưu lại và nó là nơi nhìn về một giai đoạn lịch sử đã đi qua.
Gamcheon-dong ở phía tây nam của Busan là một ngôi làngđược hình thành vào những năm 1950, khi những người theođạo Thái Cực, một tôn giáo mới bắt nguồn từ Đạo giáo, dichuyển đến các sườn đồi theo các nhóm lớn. Những dãy nhàbậc thang trên những ngọn đồi và những con hẻm mê cungchạy qua chúng tạo nên một cảnh quan phi thường
Busan trở thành thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Seoul có liên quan mật thiết tới một bi kịch trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Cuộc chiến tranh liên Triều chính là mấu chốt khiến cho thành phố Busan mở rộng trên nhiều phương diện. Vào năm 1949 ngay trước khi cuộc chiến nổ ra một năm, dân số Busan vào khoảng 470 nghìn người nhưng khi thành phố được chọn trở thành thủ đô lâm thời, dân lánh nạn kéo tới sinh sống khiến dân số bắt đầu tăng mạnh. Hai năm sau kể từ khi đình chiến vào năm 1955 dân khi trước tới lánh nạn đã chọn nơi đây để định cư làm dân số tăng mạnh lên 1 triệu người. Chính vì lẽ đó Busan đã biến thành một đại đô thị.
Người dân lánh nạn đã sống ở những chỗ tạm và họ phải đi kiếm kế sinh nhai. Khu 40 cầu thang ở phường Jungang tiếp giáp với cảng và ga Busan là một địa danh tiêu biểu cho thời kỳ buồn vui đó. Nơi đây có những bức tượng mô phỏng hình ảnh những người dân lánh nạn đó - hình ảnh một người mẹ trẻ đang cho con bú, hình ảnh một người đang nổ bỏng bán, hình ảnh của cửu vạn đang nghỉ ngơi,… Qua đó chúng ta có thể phỏng đoán rằng đây chính là nơi lao động và nghỉ ngơi của người dân khi đó. Ở hướng dưới của bậc thang là chỗ làm của những người làm công kiếm tiền theo ngày, những người bán kẹo cao su, cửu vạn bến tàu. Và hướng trên là những túp lều, lán trại được dựng lên để có chỗ ở tạm qua ngày. Những người dân đi lánh nạn khi quá mệt với những công việc mệt nhọc có chút ít thời gian ngơi nghỉ họ sẽ ngồi xuống những bậc thang duỗi thẳng chân chợp mắt. Hoặc đôi lúc đây cũng chính là nơi nước mắt tuôn rơi khi nghĩ về gia đình.
Một địa điểm khác vẫn còn lưu lại nguyên vẹn nỗi đau của cuộc chiến tranh liên Triều chính là cây cầu Yeongdo. Với những người dân đi lánh nạn nỗi đau đớn của họ chính là sự bặt vô âm tín của người thân trong gia đình hơn là nghèo đói. Chẳng ai bảo ai họ bắt đầu dán những tờ rơi tìm người thân thất lạc của mình trên thành cầu và nước mắt cứ thế mà tuôn trào mong mỏi ngày được gặp lại những người thân trong vô vọng. Cây cầu được xây vào năm 1934 nối Yeongdo, một hòn đảo nằm ở phía nam Busan, với đất liền. Cầu Yeongdo không những là cây cầu đầu tiên nối đảo với đất liền mà còn là cây cầu quay duy nhất. Vì kiến trúc cây cầu được xem là biểu tượng cho Busan nên người dân lánh nạn luôn mơ ước một ngày họ sẽ được đoàn tụ với gia đình mình tại đây.
Thủ đô lâm thời trong thời chiến
Tòa nhà này từng là nơiở của tổng thống trong suốt cuộcchiến tranh liên Triều khi Busan là thủ đô lâm thời của HànQuốc. Nó được xây dựng vào những năm 1920 với tư cáchlà nơi cư trú của thống đốc tỉnh Nhật Bản và được chuyểnđổi vào năm 1984 thành Nhà tưởng niệm Thủ đô lâm thời. © Busan Heritage Night
Con hẻm hiệu sáchở Bosu-dong nổi lên trong chiến tranhliên Triều khi một cặp vợ chồng tị nạn từ Bắc Hàn bắt đầubán tạp chí cũ và sử dụng những cuốn sách thu được từcăn cứ quân sự và các cửa hàng tạp hóa của Mỹ. Con hẻmmọc lên hơn 70 hiệu sách trong những năm 1960 và 1970,nhưng hiện tại nó có khoảng 40 cửa hàng buôn bán sách cũvà mới.
Bảo tàng Seokdang của Trường Đại học Dong-A nơi minh chứng cho việc Busan chính là thủ đô lâm thời. Tòa nhà được hoàn công vào năm 1925 cũng chính là lúc đế quốc Nhật chuyển tòa thị chính tỉnh Gyeongsangnam vốn được đặt ở Jinju đến Busan. Với việc Busan là cửa ngõ của bến cảng và là đầu mối giao thông nên nơi đây được chọn là địa điểm mới để đặt tòa nhà thị chính nhằm tăng cường hiệu quả thống trị thực dân. Vào thời chiến tranh liên Triều, nơi đây được dùng làm trụ sở chính phủ của thủ đô lâm thời và sau khi đình chiến lại làm trụ sở Gyeongsangnam như trước đó. Sau khi trụ sở được di dời đến Changwon thì tòa nhà dùng làm tòa án tỉnh Busan. Tòa nhà đã trải qua nhiều thăng trầm với những sự thay đổi của xã hội và chính trị của lịch sử cận hiện đại Hàn Quốc. Chính vì lý do đó nó đã được chỉ định là Di sản tài sản văn hoá (những di sản văn hoá có giá trị cao để bảo tồn và sử dụng trong số những di sản văn hoá cận đại được chính phủ chỉ định và quản lý) thứ 41 vào năm 2002. Từ năm 2009 tòa nhà được dùng làm viện bảo tàng của trường Đại học Dong-A và đồng thời đã trở thành nơi giảng dạy lịch sử.
Gần đây người ta đã chọn một con đường để tôn vinh về một sự thật lịch sử là Busan đã từng giữ vai trò của một thủ đô lâm thời. Con đường nhằm tôn vinh giai đoạn lịch sử của một thủ đô lâm thời Đại Hàn Dân Quốc kết hợp với phòng lưu niệm đặt tại cơ sở Bumin, trường Đại học Dong-A, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những chiến xa và nhiều tấm điêu khắc gợi nhớ đến thời kỳ này.
Phòng lưu niệm thủ đô lâm thời đã được xây dựng làm nhà ở của cán bộ nhà nước tỉnh Gyeongsangnam vào thời kỳ Nhật chiếm đóng và rồi được dùng làm dinh thự tổng thống trong thời kỳ chính phủ lâm thời. Hiện nay nó được trưng bày những nội dung về lịch sử và vị thế của Busan, thành phố đã vượt qua những thảm họa đất nước với tư cách là một thủ đô lâm thời vào thời chiến tranh liên Triều. Tại đây tái hiện nguyên vẹn và trưng bày phòng làm việc và tượng sáp của Tổng thống Rhee Syngman có kích cỡ như thật. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày mô hình những túp lều có thể trải nghiệm được cuộc sống và những vật dụng được sử dụng vào thời chiến tranh ấy, trường lánh nạn, khay đựng hàng ở chợ quốc tế.
Những con đường xẻ ngang sườn núi
Tại Busan có vô vàn con đường xẻ ngang sườn núi. Với tổng chiều dài 65 km nên Busan được gọi với tên là “thành phố với những cung đường xẻ ngang sườn núi”. Đó chính là bởi vì những người dân đi lánh nạn cần một chỗ sinh sống ngay nên họ dựng lên những túp lều, lán trại ở trên núi. Men theo những con đường nhỏ như những mạch máu mọc lên những ngôi nhà nhỏ san sát nhau, và những con hẻm như những mê trận nằm giữa những ngôi nhà chằng chịt, chính tại nơi đây nhiều người đã trải qua một thời kỳ gian lao trong cuộc sống. Khu vực với đầy những gian khổ thời đó, giờ đây khi thời gian qua đi nó đã trở thành nơi mà du khách thích lui tới. Một trong những địa điểm tiêu biểu chính là làng văn hoá Gamcheon.
Từ bệnh viện trường Đại học Busan leo lên con dốc Gamcheon nhìn về hướng bên phải phong cảnh ngôi làng bày ra trước mắt. Vào thời chiến những tín đồ Taegeukdo (Thái cực đạo) mới nổi đi lánh nạn đã chuyển đến nơi đây và dựng lên ngôi làng lấy tên là làng Thái cực đạo, đó chính là tiền thân của làng văn hoá Gam Cheon. Người dân Busan còn gọi ngôi làng này là “làng tàu hỏa”. Vào ban đêm ánh đèn chiếu qua những ô cửa sổ của ngôi nhà mái lợp, nếu nhìn từ xa những ngôi nhà nối dài theo hàng ngang giống như những đoàn tàu hỏa chạy ban đêm nên nó được gọi với tên như vậy. Những ngôi nhà san sát nhau như thể trò xếp lego và những mái nhà với nhiều màu sắc đã làm nên khung cảnh đầy màu sắc.
Khắp mọi ngóc ngách trong ngôi làng dù đi theo hướng nào chăng nữa cũng là những con hẻm giao với những con hẻm và những bậc thang dốc. Con hẻm nối với những ngôi nhà theo hướng ngang còn cầu thang thì lại nối những con hẻm theo hướng dọc. Hiện nay với dự án tái sinh thành phố, những ngôi làng cũ đã được bảo tồn nguyên vẹn và ở mọi nơi đều treo những tác phẩm mĩ thuật công cộng nên làng đã lột xác thành ngôi làng văn hoá nghệ thuật. Những kênh truyền thông của thế giới như Le Monde hay CNN cũng tích cực giới thiệu đến mọi người ngôi làng này.
Những người tị nạn sống trong khuổ chuột của Jun-gang-dong sẽ mang bình nước trên vai đi lên và xuống cầuthang 40 bậc mỗi ngày. Các tác phẩm điêu khắc được dựnglênở đây mô tả cuộc sống của những người bị chiến tranhtàn phá.
Busan có vô vàn con đường xẻ ngang sườn núi.
Đó là vì những người dân đi lánh nạn cần một chỗ sinh
sống và họ bắt đầu dựng lên những lều, lán trên núi.
Men theo những con đường nhỏ như những mạch máu mọc lên những ngôi nhà nhỏ san sát nhau,
những con hẻm như những mê trận nằm giữa những ngôi nhà san sát lên nhau,
chính tại nơi đây nhiều người đã trải qua một giai đoạn gian lao của cuộc sống.
Chợ sinh tử
Thứ giúp cho những người dân chạy nạn vượt qua được những ngày chơi vơi, vô vọng tại một thành phố xa lạ và giúp họ không mất đi niềm hy vọng để có thể chăm lo cho gia đình và duy trì cuộc sống dù ở trong hoàn cảnh tăm tối như vậy chính là những khu chợ. Các khu chợ ở Busan giúp họ kiếm được những bữa ăn quý giá cũng chính là nơi khắc sâu nỗi tâm tư của mỗi người. Đặc biệt khu chợ quốc tế và khu chợ hộp thiếc Bupyeong được gọi là “chợ sinh tử” (hay được gọi với tên dottegi sijang) vì nơi đây bán những hàng hoá sinh hoạt được xuất lậu từ những doanh trại lính Mỹ thời chiến tranh liên Triều và những vật phẩm thuộc đế quốc Nhật cai trị sau cuộc giải phóng tại nơi hỗn chiến.
Chợ quốc tế một thời đã giữ vai trò khu văn hoá thời trang số một trong nước với những hàng hóa cứu tế được nhận viện trợ từ nhiều nước trên thế giới. Ở ngôi chợ này bày bán mọi thứ và cái tên chợ được đặt như vậy là xuất phát từ tính quốc tế của nó. Chợ hộp thiếc Bupyeong (Bupyeong Kkangtong sijang), ngôi chợ công đầu tiên trong nước, là nơi buôn lậu những hàng hoá, những vật dụng quân nhu sau chiến tranh. Vào thời chiến tranh, lính Mỹ đóng quân ở Busan, đồ hộp là những món mà lính Mỹ thường ăn được bí mật tuồn ra bên ngoài và được bán ở vùng chiến sự. Tại đây người ta gọi những người buôn bán vật dụng của lính Mỹ là “nhà buôn Mỹ” và họ đã lấy những thực phẩm, thuốc lá, rượu,… từ những cô gái sống cùng lính Mỹ bán và thu một món hời. Chợ hộp thiếc Bupyeong cũng là nơi làm ra những món ăn tiêu biểu cho Busan. Đây là nơi đầu tiên món eomuk (chả cá) Busan được làm ra, cũng là nơi chế biến món dwaeji gukbap (súp thịt lợn) vào thời lánh nạn. Đồng thời người dân đã lấy đồ ăn dư của lính trong doanh trại Mỹ và làm ra món cháo để bán. Món cháo có tên là “cháo thập cẩm”, “súp UN”. Có thể được coi là nguồn gốc của món súp thập cẩm, món này có xúc xích, thịt nguội và những thứ khác đã giữ vai trò là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho những người đi lánh nạn.
Được xây dựng bởi Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, Nghĩa trangTưởng niệm Liên Hợp Quốc dành riêng cho Lực lượng Đồngminh Liên Hợp Quốc đã chiến đấu và hi sinh trong chiến tranh liên Triều. Được xây dựng vào tháng 4 năm 1951, nghĩatrang thu hút du khách trong và ngoài nước, với những lá cờcủa Liên Hợp Quốc và của 21 quốc gia tham gia được treoquanh năm.
Con hẻm hiệu sách cũ
Con đường sách phường Bosu-dong, nơi mọc lên hơn 50 hiệu sách tại con hẻm hẹp dài khoảng hơn 150 mét. Vào thời đó quy mô của nó lớn nhất nước. Trong thời chiến ở khu vực núi Gudeok phía sau phường Bosu, Yeongdo… người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sinh viên đang học trong những phòng học tạm được dựng lên từ lều và phên. Ngôi trường này đã từng được gọi là “đại học liên hiệp thời chiến” và nó đã được cơ quan giáo dục thống nhất với các trường đại học ở nội thành Seoul. Do đó con hẻm phường Bosu, vốn dĩ được coi là khu đại học của sinh viên, lúc nào cũng nhộn nhịp và dần hình thành một con hẻm hiệu sách.
Vì chiến tranh tình hình xuất bản vô cùng thiếu thốn nên rất khó có thể mua được giáo trình và các loại sách. Chính vì vậy người bán và người mua đã tạo nên sự sôi động trong mua bán trao đổi những quyển sách cũ. Từng sạp bán sách như thế này mọc lên là khởi nguồn cho con hẻm hiệu sách phường Bosu ngày nay. Vào thời đó giới tri thức đã ngậm ngùi bán đi những quyển sách quý giá mà bản thân trân quý để có cái ăn hàng ngày. Những quyển sách được thu thập như vậy làm cho nơi đây trở thành kho tàng tri thức của Busan và ngày nay nó đã trở thành biểu trưng cho con hẻm văn hoá.
Khu tưởng niệm Liên Hiệp Quốc
Khu tưởng niệm Liên Hiệp Quốc là nơi khơi dậy những miền ký ức về chiến tranh. Đây là nơi an nghỉ của quân lính Liên Hiệp Quốc hy sinh khi tham gia cuộc chiến tranh liên Triều. Có tổng số 2.297 quân lính tử trận đến từ 11 quốc gia như Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan đang yên giấc tại đây. Cũng như khu tưởng niệm hoà bình Auschwitz ở Phần Lan và Hiroshima ở Nhật Bản, đây là không gian quý giá nhằm khơi gợi cho tất cả mọi người đang sống trong xã hội ngày nay nhận thấy giá trị của tự do và điều quý giá của hòa bình khi gợi nhắc lại vết thương chiến tranh. Xung quanh khu tưởng niệm Liên Hiệp Quốc còn có nhà tưởng niệm hoà bình Liên Hiệp Quốc, công viên điêu khắc Liên Hiệp Quốc và công viên hòa bình Liên Hiệp Quốc, nơi hướng đến hoà bình và an lành cho nhân loại cũng như niềm khát khao hòa hợp toàn cầu.
Món ăn đất mẹ mà chiến tranh đã làm nên
Khi hỏi người dân Busan về món ăn quê hương đất mẹ là gì thì đa phần họ sẽ không chần chừ mà kể ra ngay món dwaeji gukbap (súp thịt lợn) và milmyeon (mì). Thế nhưng lịch sử của những món ăn ngày nay đại diện cho Busan lại không dài. Bởi vì nó chỉ mới được tạo ra trong cuộc chiến tranh liên Triều. Những món ăn này được làm ra qua quá trình kế thừa văn hóa ẩm thực của những người dân chạy nạn đến từ nhiều vùng miền.
Milmyeon, một trong những món ănđộc đáo của Busan, do người tị nạnchiến tranh từ Bắc Hàn trong chiến tra-nh liên Triều chế biến. Milmyeon đượclàm bằng bột mì và tinh bột khoai tâyăn cùng với nước dùng lạnh. © Busan Metropolitan City
Milmyeon
Mì là món ăn được những người dân chạy nạn đến từ Bắc Hàn làm ra khi nghĩ về món mì lạnh mà mình đã được ăn tại quê nhà. Vào thời đó nguyên liệu chính là bột kiều mạch vốn là một nguyên liệu khó tìm nên họ đã dùng bột mì có được từ hàng viện trợ để làm ra món mì này. Điều đó chẳng khác gì món naengmyeon (mì lạnh kiều mạch) đã được đổi thành mì lạnh bột mì. Món mì chỉ bằng nửa giá mì lạnh này vào thời kỳ đầu được xem là một món ăn tạm khi không đủ tiền để mua một tô mì lạnh hoặc khi có hai người ăn mà chỉ đủ tiền để mua hai tô mì này thay vì hai tô mì lạnh. Thời gian qua đi mì đã trở thành món ăn quê hương đất mẹ với sự gia giảm trong cách chế biến kích thích hương vị đậm đà và mát dù đặc trưng của món ăn Busan vẫn cay và mặn.
Cách chế biến món mì ở mỗi nhà hàng ít nhiều có sự khác biệt thế nhưng nó đều là món nước hầm hơi sắc lại khi hầm với xương ống, rau củ và các loại thuốc bắc hòa với mì được làm từ bột mì và bột ngũ cốc. Giống như mì lạnh món mì này cũng chia làm hai loại đặc trưng là mì nước và mì khô trộn. Mì nước có nước lèo và bên trên là những viên đá lạnh, sợi mì mềm nhưng dai tạo cảm giác thích thú khi nhai. Mì khô trộn là loại mì gồm có hành tây, tỏi, hành thái nhỏ bỏ vào bột ớt đỏ cay nồng như khí chất của người dân Busan. Nó là một mỹ vị mùa hè theo triết lý khác biệt lấy độc trị độc vì dù món ăn cay nóng vẫn mang vị ngọt ngào.
Dwaeji gukbap là một mónăn địa phương nổi tiếngđược phát triển bằng cácháp dụng thị hiếu và thói quenđa dạng của người tị nạn từkhắp đất nước. Cơm và thịtlát được bỏ vào trong nướcdùng xương heo, ăn cùng vớinước sốt bên cạnh. © Busan Metropolitan City
Dwaeji Gukbap
Đây là món ăn đặc trưng của vùng Busan gồm cơm trộn vào súp thịt lợn chứa đầy ắp thịt, lòng lợn. Món súp này tùy theo sở thích mà có thể bỏ vào lá hẹ, tỏi, ớt cay, hành tây, kim chi… trộn vào nhau trong một cái niêu sôi sùng sục và đầy đặn.
Súp thịt lợn Busan dạo gần đây được hoàn thiện và phản ánh văn hoá ẩm thực của nhiều vùng miền. Súp thịt lợn ở Busan vốn dĩ chỉ có thịt luộc, súp và cơm trong một cái niêu. Thế nhưng nó đã kế thừa văn hóa ẩm thực của nhiều khu vực khi được những người vùng khác tạo ra.Trước tiên nếu nhìn vào nước súp thì có loại đục, hơi nhạt và trong. Loại súp đục vì được nấu từ xương ống lợn mà có nước đậm và ngọt. Nó rất giống với món súp momguk Jeju và món mì tonkotsu của vùng Kyushu, Nhật Bản. Loại nước súp hơi nhạt được hầm từ nội tạng và đầu lợn. Đây là cách thức chế biến theo kiểu truyền thống của món súp thịt lợn của Busan được dựa theo cách nấu của những người dân chạy nạn đến từ vùng phía Bắc. Vị của thịt vô cùng tuyệt hảo. Nước súp trong chính là nước luộc thịt tươi. Nó có nguồn gốc từ món súp thịt lợn khu vực phía tây của vùng Gyeongsangnam và có hương vị thanh ngọt.
Món súp thịt lợn của Busan có rất nhiều loại. Là món súp thịt lợn chỉ gồm thịt lợn, món súp dồi có cả thịt luộc và dồi (sundae gukbap), súp nội tạng có nội tạng lợn (naejang gukbap), súp trộn gồm thịt luộc và nội tạng (seokkeo gukbap), súp thập cẩm gồm thịt luộc, dồi và nội tạng (modum gukbap)… món súp với cơm và nước súp được để riêng (ttaro gukbap), món cơm gồm có thịt luộc, nước lèo và cơm (suyuk baekban), còn có cả món súp miến được bỏ vào thay cơm (dwaegi guksu). Điều này hàm chứa ý nghĩa rằng những món ăn thịt lợn ở các khu vực đều được tạo ra dựa trên “súp thịt lợn” của Busan.