Phần lớn nền văn hóa Baekje (Bách Tế) vốn dĩ còn trong vòng bí ẩnbởi thiếu tài liệu nghiên cứu cho đến khi bắt đầu lộ diện với việc tìmthấy ngôi mộ của một vị vua. Được phát hiện một cách tình cờ vàomùa hè năm 1971 trong quá trình xây dựng hệ thống thoát nướccho quần thể lăng mộ cổ ở Songsan-ri (nay là Ungjin), thành phốGongju (tỉnh Chungcheongnam-do), lăng vua Muryeong là trườnghợp duy nhất trong số các lăng miếu hoàng gia thời cổ đại của HànQuốc mà chủ nhân ngôi mộ đã được xác thực.
Hầm mộ chính của lăng vua Muryeong, nhìn từhành lang lối vào. Lăng mộ này được phát hiện vàonăm 1971 tại quần thể mộ cổ hoàng gia Baekje ởSongsan-ri, thành phố Gongju. Bên đưới mái vòmđược xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhaunhững viên gạch có hình dạng và kiểu dáng khácnhau là hai chiếc quan tài bằng gỗ của vua và hoànghậu Baekje đã đổ sụp dưới sức nặng của thời gian.
N ằm ở vùng khí hậu gió mùa châu Á, như thường lệ,bán đảo Hàn lại đón mùa mưa dầm vào giữa hè năm1971. Mùa mưa thường là thảm hoạ cho các khu disản văn hoá; nhưng năm đó ở Gongju, mưa là lời chúc phúcvô cùng tốt đẹp.
Cùng với Silla (Tân La) và Goguryeo (Cao Câu Ly), Baekje làmột trong Tâm quốc trên bán đảo Hàn cổ đại, đặt nền móng đầutiên vào năm 18 trước công nguyên (trước khi Chúa Giê-su rađời) và kéo dài gần 700 năm. Tại thành phố Gongju tỉnh Chungcheongnam-do, thủ đô thứ hai của Baekje, có một cụm nhiềulăng mộ hoàng gia Baekje được gọi là “quần thể mộ cổ Songsanri”.Quần thể lăng mộ này nằm tại chân núi phía nam của mộtngọn núi thấp thuộc hướng tây bắc của nội thành Gongju nơi códòng sông Geum (vốn được xem là mạch sống của vùng Trungbộ bán đảo Hàn) chảy từ phía bắc xuống. Tại đây, đường congmềm mại do những gò mộ cổ xưa hợp thành tạo ra một bầukhông khí ấm cúng.Việc tình cờ khám phá ra ngôi mộ an táng vuaMuryeong (tại vị từ năm 501-523), vị vua thứ 25 của Baekje, vàhoàng hậu là món quà mà cơn mưa dầm đã ban tặng.
Công trình thoát nước trước mùa mưa
Mục ghi chép về Gongju trong bộ sách “Tân tăng Đông Quốcdư địa thắng lãm” (Sinjeung dongguk yeoji seungnam, 新增東國輿地勝覽) có đoạn: “Hương giáo (hyanggyo) cách thị trấn balý (li) về phía tây; phía tây của trường có khu lăng mộ hoàng gia.Tương truyền, đấy là lăng vua Baekje nhưng không biết rõ là vịvua nào.” Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng từ trước đây, từthời Joseon, quần thể mộ cổ Songsan-ri đã được ghi nhận nhưlà mộ của các vua Baekje. Sau đó, vào thời Nhật thuộc (nửa đầuthế kỷ XX), lần lượt nhiều cuộc khai quật được tổ chức, cho thấyđịa điểm này là khu lăng mộ hoàng gia Baekje được tạo ra trongthời kỳ Ungjin (Gongju ngày nay) là thủ đô của vương quốc (475– 538), mặc dù không thể biết chính xác chủ nhân của từng ngôimộ. Ngay trước khi mùa mưa hè năm 1971 bắt đầu, ở khu vựcnày, sáu gò mộ được dự đoán là lăng vua đã lộ thiên nên đượcbảo tồn như di tích lịch sử cấp quốc gia.
Mùa hè mỗi năm, những ngôi mộ cổ này chịu ảnh hưởng donước mưa thường xuyên chảy từ núi phía sau ngấm vào trongnhững hầm mộ. Rất đau đầu trong việc tìm cách ứng phó,Cục Quản lý di sản văn hoá (nay là Sở Di sản văn hoá) đặc biệtmuốn bảo vệ hai mộ phần số năm và sáu nằm bên cạnh nhautheo hướng Đông–Tây nên quyết định đào đường thoát nướcsong song với khoảng cách chừng ba mét so với ngọn đồi phíasau các mộ phần. Công trình được bắt đầu vào ngày 29 tháng6, với mục tiêu hoàn thành trước khi những cơn mưa dông bắtđầu di chuyển lên phía bắc hướng tới bờ biển phía nam củabán đảo Hàn, trước khi mùa mưa bắt đầu.
Một tuần sau đó, vào khoảng hai giờ chiều ngày 5 tháng 7,một trong những công nhân đào đường nước đã chạm xẻngvào một tảng đá sông. “Đá sông ở trong đất? Bất chợt tôi cảmthấy lạ kỳ. Vì đá sông là đá để xây mộ. Quả nhiên khi đào sâuhơn, một khối cấu trúc được kết cấu chắn chắc bằng gạchxuất hiện. Khi xem lại lớp đất đã đào tôi thấy có bột vôi lẫntrong đó. Cuối cùng, xẻng của tôi chạm phải thứ gì đó nghemột cái choang. Đó chính là gạch thời xưa.” Đây là hồi tưởngcủa ông Kim Yeong-il, quản lý hiện trường của công ty xâydựng Samnam – đơn vị đã đảm nhận công trình lúc bấy giờ.Đây chính là điềm báo sự xuất hiện một hoàng lăng tráng lệ màkhông ai có thể ngờ tới. Thứ được chạm phải lúc ấy chính làtrần phía nam hành lang dẫn vào bên trong mộ, một ngôi mộmà toàn bộ bên trong được kết cấu bằng gạch.
Cho đến thời điểm này, không người nào biết được chủnhân ngôi mộ là ai. Duy một điều là khi xem xét cấu trúc bằnggạch đó thì mọi người tin rằng đây là một lăng mộ hoàng giachưa từng được biết đến. Bởi lẽ nó có cấu trúc giống như đúcvới ngôi một số sáu nằm ở ngay phía trước.
Một trận mưa lớn suốt đêm
Phải làm gì với ngôi mộ gạch mới được khám phá? Ngườiquản lý hiện trường ngay lập tức báo cáo việc này với giámđốc Chi nhánh Gongju của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (naylà Bảo tàng Quốc gia Gongju), ông Kim Yeong-bae. Lý ra Bảotàng phải ngay lập tức báo cáo việc này với Cục Quản lý disản văn hóa để được phép khai quật, nhưng dưới sự phấnkhích khi tìm thấy một hoàng lăng mới của Baekje, các thủ tụcpháp lý như thế đã bị bỏ qua và một vài nhà khảo cổ học địaphương đã bắt đầu cuộc khai quật. Quả nhiên, sự thật đây làngôi mộ bằng gạch của hoàng gia thời Baekje.
Được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Muryeong, đồ trang trícho vương miện của vua được tạo hình thành cây kim ngân hoatừ vàng miếng tinh khiết, trông giống như ngọn lửa. Chiều dài:30,7cm. Chiều rộng: 14cm. Quốc bảo số 154. Bảo tàng Quốcgia Gongju.
Việc khám phá ra mộ vua Muryeong đã mang Baekje ra khỏi sự lãng quên. Baekje như làgóc tối của lịch sử Hàn Quốc cổ đại. Trong tình hình thiếu trầm trọng tài liệu ghi chép vềBaekje, thì các di vật được khai quật từ lăng vua Muryeong đã trở thành bằng chứng sốngđộng làm sáng tỏ lịch sử Baejke từ nhiều góc độ khác nhau.
Đồ trang trí cho vương miện hoàng hậu được tìm thấy ở phầnđầu của quan tài hoàng hậu. Chiều dài: 22,2cm. Chiều rộng:13,4cm. Quốc bảo số 155. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
Sự việc này đã được phía chính quyền thành phố Gongjubáo cáo Cục Quản lý di sản văn hóa vào ngày hôm sau, ngày 6tháng 7. Cục đã cử nhân viên phụ trách đến hiện trường để điềutra tình hình, sau đó, một mặt ra lệnh đình chỉ công trình thoátnước và dừng ngay tức khắc việc đào bới trái phép, mặt khácquyết định tổ chức một đoàn khai quật chính thức để bắt tayvào công cuộc khai quật. Vào ngày 7 tháng 7, nhóm nghiên cứu,bao gồm đương nhiệm giám đốc Bảo tàng Quốc gia Kim Wonryong– người chỉ huy cuộc khai quật, người phụ trách các cuộckhai quật của Phòng Nghiên cứu di sản văn hóa trực thuộc CụcQuản lý di sản văn hóa Cho Yu-jeon và Ji Gon-gil (xem thêm bàiviết trong trang bên), cùng các nghiên cứu viên vănhóa nghệ thuật khác, đã đến hiện trường. Cuộc khaiquật chính thức bắt đầu lúc bốn giờ chiều cùng ngày.
Tuy nhiên, chỉ sau hai giờ khai quật, một việc khônglường trước đã xảy ra. Một cơn mưa to bỗng nhiêntrút xuống từ bầu trời đang trong xanh. Khu vực khaiquật chìm trong biển nước. Nước mưa rất dễ tràn vàobên trong hầm mộ. Trời mưa xối xả suốt đêm trongsự lo lắng của mọi người. Không thể làm gì hơn, đoànkhai quật rời đi, chỉ còn lại các công nhân công trình,những người đã vật lộn trong đêm để đào gấp kênhnhằm thoát nước đọng trong mộ ra ngoài. Trong khiđó, đoàn khai quật sau khi rời khỏi hiện trường đãtập trung tại một nhà khách ở trung tâm thành phốGongju để thảo luận phương án ứng phó và quyếtđịnh tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau.
Hiện trường khai quật đầy phấn khích
Thật may vào ngày hôm sau, bầu trời đã trongxanh như thể tự bao giờ. Tiếp tục cuộc khai quật từ5 giờ sáng ngày 8 tháng 7, cuối cùng nhóm nghiêncứu đã thành công trong việc làm lộ hoàn toàn mặttrước lối vào hình mái vòm dẫn đến hầm mộ chính.Rõ ràng, đó là một hoàng lăng thời Baekje. Vào lúc 4giờ chiều, trước khi mở cửa ngôi mộ, nhóm nghiêncứu bày biện đơn giản ba con khô cá minh thái (pollack)và chút rượu lên chiếc bàn nhỏ, rồi dâng lễcúng những chủ nhân ngôi mộ. Sau cùng, mọi ngườibắt đầu dọn từng viên gạch đang chắn trước lối vào.Trong khoảnh khắc hành lang tối tăm được mở ralần đầu tiên sau 1.500 năm, một luồng gió mát nhưluồng khí lạnh xuất hiện lúc mở điều hòa xe hơi giữahè thổi ra từ bên trong mộ tạo thành làn khói trắng.
Đội khai quật tiến hành nghi lễ tưởng niệm đơn giản trước khidọn những viên gạch chắn trước mộ vua Muryeong vào ngày 8tháng 7 năm 1971.
BÀI HỌC TỪ
MỘT CUỘC
KHAI QUẬT
NHIỀU SAI SÓT“Có vẻ như là sự biện minh, nhưng tôi chỉ biết tự an ủi mình rằng trìnhđộ khảo cổ học của chúng ta ngày ấy chỉ đến mức đó thôi. Nếu xemnhững lỗi lầm lúc bấy giờ trở thành bài học xương máu giúp cho nhữngcuộc khai quật về sau được tiến hành cẩn thận hơn dựa trên các kếhoạch tỉ mỉ là một niềm an ủi thì coi như tôi đã được an ủi”.
Ji Gon-gil, cựu giám đốc Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, xem những năm 1970khi còn làm việc tại Gyeongju là thời kỳ hoàng kim nhất trong sự nghiệp khai quậtkhảo cổ của bản thân. Đặc biệt, việc khai quật được hai lăng vua thời Silla là lăngThiên Mã (天馬塚) và đại lăng Hwangnam (皇南大塚) từ năm 1973 đến 1976 trởthành ký ức quan trọng mà ông muốn nhìn lại nhiều lần. Nếu những cuộc khaiquật ở Gyeongju là “vinh quang” thì dự án khai quật mộ vua Muryeong đọng lạinhư là “nỗi hổ thẹn không thể cứu chuộc”.
Cựu giám đốc bảo tàng Ji (hiện nay là chủ tịch Quỹ di sản văn hóa Hàn Quốchải ngoại) tốt nghiệp Khoa nhân học khảo cổ trường Đại học Quốc gia Seoul, đếntháng 11 năm 1968 bắt đầu cuộc sống viên chức như một nghiên cứu viên văn hóa– nghệ thuật tại Cục Quản lý di sản văn hóa, tiền thân của Sở Di sản văn hóa HànQuốc ngày nay. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1971, ông nhận được lệnh đi công tácGongju gấp cùng với một vài đồng nghiệp. Trước khi đến nơi, ông không biết rằngmột ngôi mộ mà người ta suy đoán thuộc thời Baekje đã được phát hiện tại quầnthể mộ cổ Songsan-ri, và bản thân mình đảm nhiệm việc khai quật ngôi mộ đó. Ôngnói: “Không một ai trong đoàn công tác biết công việc sắp làm là gì. Thời đó là thờimà hễ bảo đi thì cứ đi thôi. Khi đến nơi, chúng tôi thấy một ngôi mộ cổ được tạothành hoàn toàn bằng gạch, phần phía trước của ngôi mộ hơi lộ ra ngoài.”
Lúc bấy giờ dù chỉ là một nhà nghiên cứu trẻ, không phải ở vị trí đưa ra nhữngquyết định, nhưng ông đã tham gia với vai trò chủ đạo trong cuộc khai quật đượcghi danh vào trang sử ngành khảo cổ học như là một cuộc khai quật thần tốc,cẩu thả. Đây chỉ có thể là một ký ức đau buồn đối với ông. “Có vẻ như là sự biệnminh, nhưng tôi chỉ biết tự an ủi mình rằng trình độ khảo cổ học của chúng tangày ấy chỉ đến mức đó thôi. Đấy là tiêu chuẩn văn hóa của chúng ta. Lăng vuaMuryeong đã được khai quật một cách lộn xộn và nóng vội. Toàn bộ quá trình từlúc phát hiện đến khai quật đều có sự chứng kiến của giới truyền thông và cộngđồng địa phương. Trong hoàn cảnh giới báo chí và người dân địa phương tấtcả đều hồ hởi đoàn khai quật chúng tôi thật khó giữ được bình tĩnh và lý trí. Cóđiều là nếu xem những lỗi lầm lúc bấy giờ trở thành bài học xương máu giúp chonhững cuộc khai quật về sau được tiến hành cẩn thận hơn dựa trên các kế hoạchtỉ mỉ là một niềm an ủi thì coi như tôi đã được an ủi”.
Ông còn có một kinh nghiệm xương máu khác liên quan đến dự án khai quậtmộ vua Muryeong. Một trong những nhiệm vụ của ông là chụp ảnh lại hiện trường.Những hình ảnh đó là dữ liệu sơ cấp chứng minh lúc khai quật các di vật đangđược xếp đặt như thế nào tại hiện trường. Thế nhưng gần như không còn bức ảnhnào có thể dùng được. Hầu hết những bức ảnh hiện trường, vốn chẳng được baonhiêu tấm, được chụp bởi các phóng viên đang săn tin tại đấy. Chuyện gì đã xảy ra?
“Đương nhiên là tôi đã cần mẫn chụp hình bên trong mộ. Nhưng khi mang phimvề văn phòng ở Seoul để tráng thì thấy các bức hình bị hỏng. Do mang theo chiếcmáy ảnh mới mua đến hiện trường nên tôi đã vụng về với việc xử lý máy ảnh. Tôiđã gây ra một lỗi hệ trọng là có những bức hình chỉ chụp được nửa khung ảnh,còn hình chụp cả khung ảnh thì chỉ cứu được một vài tấm. Vì thế, nỗi hối hận củatôi càng lớn hơn.”
Đôi giày đồng mạ vàng được tìmthấy ở phần chân bên trong mộvua. Chiều dài: 35cm. Bảo tàngQuốc gia Gongju.
Ngay khi lối đi được khai thông đủ rộng cho ngườiđi vào, người phụ trách khảo sát Kim Won-ryong vàông Kim Yeong-bae – Giám đốc chi nhánh Bảo tàngQuốc gia Hàn Quốc tại Gongju đã cầm chiếc đènsợi đốt tiến vào bên trong mộ. Lối vào hầm mộ bằnggạch tựa một đường hầm với chiều cao chỉ bằng mộtngười thấp bé. Trên trần các rễ cây keo rủ xuống nhưthể nơi đây là ngôi nhà hoang. Ở giữa đường hầmnày có một con vật bằng đá trông bề ngoài hung tợn như lợn lòi, có sừng trên trán, đang đứng vữngchắc. Có vẻ như nó đứng đó để bảo vệ ngôi mộ khỏi những thế lực tà ác xâm nhập.
Qua khỏi đường hầm xuất hiện một hầm mộ có nền hình chữ nhật và trần dạng mái vòm. Cănhầm không lớn lắm và tối nên không thể biết rõ bên trong; tuy nhiên, trên nền rải rác những tấmván đen huyền. Những chiếc quan tài bằng gỗ không thể chịu nổi sức mạnh của thời gian nênkhông còn trong tình trạng nguyên vẹn. Qua khe hở của chiếc quan tài có thể nhìn thấy các di vậtánh vàng. Kim Won-ryong và Kim Yeong-bae khó có thể tin vào mắt mình vì trực giác mách bảohọ rằng nơi đây chưa từng có dấu vết kẻ đào mộ nào chạm đến dù chỉ một lần. Hai nhà khoa họckhông thể giấu sự phấn khởi của mình: “Chúng ta đã khai quật được những ngôi mộ thời Baekjemà chưa từng một lần bị đào trộm. Lại là hoàng lăng nữa chứ!”
Một trong hai phiến đá được tìmthấy dọc theo lối vào ngôi mộ, códòng chữ khắc rằng đất ngôi mộđược mua từ các vị thần linh củatrời đất, cùng với tên của chủ nhânngôi mộ, ngày chết và ngày antáng. Chiều rộng: 41,5cm. Chiềudài: 35cm. Độ dày: 5cm. Quốc bảosố 163. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
Rốt cuộc đây là lăng mộ của ai?
Sự phấn khởi lên đến đỉnh điểm trong lúc họ quay trở ra lối đi. Chẳng phải là có hai phiến đá rộngvà bằng phẳng được đặt ngay ngắn trước con vật hung tợn đã thấy lúc nãy? Khi soi đèn vào cácphiến đá thì thấy hiện ra các ký tự khắc bằng Hán tự. Trong dòng đầu tiên có một cái tên như sau:“Ninh Đông Đại tướng quân Bách Tế Tư Mã vương.” (寧東大將軍百濟斯麻王)
Cụm từ này có nghĩa: “Vua Sama của Baekje, vị đại tướng quân đã mang lại hòa bình chophương Đông”. “Sama” là tước hiệu mà hoàng đế nhà Lương của Nam triều, Trung Hoa, đươngthời sắc phong cho vua Muryeong của Baekje. Khi hồi tưởng lại khoảnh khắc này, Kim Wonryongcho biết: “Trong giây phút đó tôi vui mừng khôn xiết.”
Vì lý trí và phán đoán trở nên lu mờ bởi sự phấn khích khi xác định được chủ nhân ngôi mộnên Kim Won-ryong đã cho phép cuộc khai quật được tiến hành thần tốc theo cách chưa từngcó trong lịch sử ngành khảo cổ học. Nếu là một nhà khảo cổ có kinh nghiệm, lẽ đương nhiên làhọ phải kiềm chế sự phấn khích của bản thân, tạm dừng việc khaiquật, sau đó lên kế hoạch khai quật tỉ mỉ, tiến hành trong thời giandài.
Thế nhưng, Kim Won-ryong đã quyết định tiến hành khai quậtngay lập tức. Một yếu tố khác làm rối trí ông là bầu không khí hỗnloạn bên ngoài, với một đám đông các phóng viên từ khắp nơi trênđất nước đang chờ đợi để đưa tin về khám phá khảo cổ lịch sử. Dođó, ngôi mộ của vua Muryeong đã được khai quật ngay sau khi chủnhân ngôi mộ được xác định, và căn hầm đã hoàn toàn trống rỗngvào tám giờ sáng ngày hôm sau, ngày 9 tháng 7. Đương nhiên, dokhai quật quá vội vã, các thông tin về các loại di vật được tìm thấy ởđâu, trong tình trạng như thế nào... gần như đã không được đoànkhảo sát ghi chép lại.
Một con vật hộ vệ bằng đá tìm thấydọc theo lối đi. Chiều dài: 47cm.Chiều cao: 30cm. Chiều rộng:22cm. Quốc bảo số 162. Bảo tàngQuốc gia Gongju.
Lịch sử của Baekje được cứu thoát khỏi sự quên lãng
Do hoàn toàn không có kế hoạch trước và các di vật được thu thập vội vàng khôngcó hệ thống như thể việc đào trộm mộ, dự án khai quật lăng vua Muryeong sau nàynhiều lần trở thành đối tượng phê bình và tự phê bình của giới khảo cổ học Hàn Quốc.Tuy nhiên, thành quả của cuộc khai quật đó không gì có thể sánh bằng. Nếu gộp 31 vịvua Baekje, 27 vị vua Goguryeo thời Tam Quốc, rồi thêm 56 vị vua Silla từ thời Tam Quốcđến thời Tam Quốc thống nhất (gần 1.000 năm) thì cho đến nay, Muryeong là trường hợpduy nhất trong tổng số 114 vị vua được tìm thấy mộ phần.
Không chỉ thế, mộ vua Muryeong đã mang Baekje ra khỏi sự lãng quên. Baekje như làgóc tối của lịch sử Hàn Quốc cổ đại. Trong tình hình thiếu trầm trọng tài liệu ghi chép vềBaekje, thì các di vật được khai quật từ lăng vua Muryeong đã trở thành bằng chứng sốngđộng làm sáng tỏ lịch sử Baejke từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, qua hai tấm bia mộkhắc nội dung rằng nhà vua và hoàng hậu đã được an táng trong đất mua từ các vị thần linh củađất trời, chúng ta có thể biết được tập tục tang lễ trang nghiêm của người dân Baekje.
Lăng mộ vua Muryeong đã để lại khoảng 3.000 hiện vật xa hoa với chừng 100 loại. Trong số đócũng có những hiện vật chắc chắn đã được mua về từ Trung Hoa. Hơn nữa, kết quả phân tích loạicây làm thành hai chiếc quan tài cho vua và hoàng hậu đã khẳng định đó là loại thông dù Nhật Bản(kim thông), loài cây chỉ sống ở một nơi duy nhất là quần đảo Nhật Bản. Điều này trở thành bằngchứng lịch sử chứng minh Baekje đã trao đổi văn vật với các quốc gia láng giềng qua thương mạihàng hải tích cực, đặc biệt triều đình Baekje đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản.
Du khách đến Bảo tàng Quốc giaGongju tham quan triển lãm, nơi cócác quan tài bằng gỗ dành cho cặpvợ chồng hoàng gia và con vật hộvệ, những thứ gần như được bảoquản nguyên trạng.
Kim Tae-shikNhà báo, Nhà nghiên cứu –Viện Nghiên cứu Di sảnvăn hóa Quốc gia Hàn Quốc.
Dịch Nguyễn Trung Hiệp