메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Features > 상세화면

2016 SUMMER

CHUYÊN ĐỀ

Quần đảo Sinan:
Đối thoại với Thiên nhiênhoang dã
CHUYÊN ĐỀ 1Cảnh quan thiên nhiên vàtài nguyên của Sinan:
Di sản cho tương lai

Thiên đảo thiên sắc (Thousand Islands, Thousand Colors) – Những hòn đảo ởSinan, tỉnh Jeollanam có cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên đa dạng, điểmxuyết cho khu vực biển phía Tây Nam của Hàn Quốc. Ở nơi đây, vốn tri thứcbản địa được tích lũy và kế thừa từ hàng vạn năm qua là nguồn giá trị vô hạncho tương lai của Hàn Quốc và thế giới.

Cây cỏ lan rộng trên các vách đá (một số caokhoảng 100 m), ở bán đảo Seomdeung củađảo Gageodo. Nếu đi bộ từ đỉnh chóp đếnphía cuối vách đá, bạn sẽ cảm nhận như thểbạn đang ở cực tây nam của Hàn Quốc.

K hi đến các đảo này, du khách luôn mong muốn thấy được những cảnhquan mới lạ và có được cảm giác thoải mái giúp giải tỏa tâm trạng.Càng đi sâu vào các đảo, du khách càng có cảm giác như được giảiphóng khỏi cuộc sống thường nhật, có khoảng lặng nghỉ ngơi hợp lý. Chuyếndu lịch qua những hòn đảo là chuyến đi không liên tục về mặt thời gian và thuậntheo tự nhiên, thoát khỏi cuộc sống thường ngày mang tính máy móc vì bị tróibuộc bởi khuôn khổ thời gian liên tục theo quy định. Cuộc hành trình ra các đảoở Sinan – một hành trình đầy ắp những câu chuyện, xuất phát từ đất liền đếnmột đảo nào đó, rồi từ đảo đó lại đến một đảo khác – đặc biệt như thế. Việc đitàu ra các đảo của Sinan cũng tựa như việc giải mã những câu chuyện ẩn chứacuộc sống của người dân trên đảo.

Các đảo ven bờ

Đảo Jido là nơi gần nhất tiếp giáp đất liền trong số các đảo của Sinan. Kếđến, đảo Saokdo và Jeungdo lân cận được kết nối với đảo Jido bởi những câycầu. Do đó, người ta có thể đi đến ba đảo này mà không cần dùng tàu. Nhiềuloài thực vật chịu mặn của những bãi triều ở đảo Jeungdo – nơi cũng đượccông nhận là đầm lầy Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế)– mỗi mùa đều thay mới “lớp áo” bên ngoài với muôn hình vạn trạng khác nhau.Chiếc tàu đắm mang tên “Tàu Sinan”, được phát hiện trong tình trạng đượcbảo quản tốt tại bãi triều bên dưới đáy biển cạn, minh chứng cho việc khu vựcnày là vùng biển chiến lược nơi rất nhiều tàu thuyền thương mại qua lại. Ruộngmuối Taepyung (được tạo thành từ việc cải tạo lại bãi triều), cùng với nhà khomuối bằng đá (nơi đang được sử dụng như bảo tàng muối), được chọn là Disản Văn hóa Cận đại. Những di sản văn hóa này vượt khỏi khuôn khổ giá trị tàinguyên lịch sử, trở thành kho tàng câu chuyện chứa đựng tâm tư tình cảm (hỷnộ ái lạc) của người làm muối. Muối mặt trời (muối tự nhiên) được sản xuất ởnhững bãi triều – nơi có nhiều khoáng vật và độ mặn thấp – là nguồn tài nguyênquý giá nhất mà dân cư Sinan truyền lại cho các thế hệ sau.

Mất hơn 30 phút đi tàu từ bến Jeomam ở cuối phía tây đảo Jido đến bếnJin-ri, cửa ngỏ của đảo Imjado (hòn đảo cực bắc trong số các đảo của Sinan).Trên đảo Imjado, bãi cát trắng rộng 300 m trải dài trên 12 km tạo thành lối đi màngười ta mất ba bốn giờ nếu đi bộ một cách nhàn nhã. Vì đây là bãi cát rộnglớn nhất Hàn Quốc nên còn được gọi là hòn đảo cát. Từ bờ biển hướng ra phíabiển xuất hiện nhiều bãi triều. Ở những nơi này, các sinh vật biển, bắt đầu từnhững con còng, bò loanh quanh suốt đêm. Trong cả đêm, chúng tạo ra nhữngkhối cát tròn và vẽ nên những bức tranh trên nền cát ánh vàng. Biển cả vô tâmchạy vào, xóa đi những bức tranh kia và ngay lập tức rút đi nhưng những nhàsáng tạo nhỏ bé không chịu nghỉ ngơi. Ngày hôm sau chúng lại liên tục tạo ranhững bức tranh mới trên nền cát vàng óng ả.

Vào tháng Tư mỗi năm, một cảnh tượng lạ kỳ diễn ra dọc theo bãi biểnDaegwang trên đảo Imjado. Đấy là lễ hội hoa tulip lớn nhất Hàn Quốc (năm naylà lần thứ chín) với ba triệu bông hoa tulip đang nở rộ trong công viên có diệntích 120.000 m2 (68.000 m2 là công viên hoa tulip, 52.000 m2 là vườn câythông). Mô hình này là một ví dụ thành công cho việc chính quyền địa phươngtạo ra nguồn tài nguyên mới sau khi chi viện cho đề án của nhóm nghiên cứukhoa học làm vườn thuộc Đại học Quốc gia Mokpo – những người đã chorằng đất cát màu mỡ, ánh mặt trời dồi dào và gió biển vừa phải trên đảo Imjadorất phù hợp với thuộc tính hoa tulip. Một sự thật ít ai biết rằng Imjado – điểmdừng chân mới lạ đối với khách viếng thăm, với sự hài hòa giữa tài nguyênthiên nhiên và tài nguyên nhân tạo như thế này – là hònđảo thành hình nhờ vào sức lực của con người. Vốndĩ khoảng một nửa hòn đảo này nằm dưới mực nướcbiển, nhưng qua thời gian dài người dân địa phươngđã hợp nhất sáu đảo lân cận bằng cách xây dựng cáctuyến đê đá ngăn chặn nước biển.

Con ruốc ướp muối (tép ướp muối) ở Jeonjangpo(phía bắc đảo Imjado) được công nhận là một trongnhững loại ruốc muối có hương vị và chất lượng tốtnhất Hàn Quốc. Người ta đánh bắt ruốc vào khoảngtháng sáu âm lịch (thời điểm chất lượng thịt ruốc tốtnhất) rồi muối chúng ngay trên tàu, sau đó bảo quảntrong một thời gian dài trong các hang đá dưới chânnúi Solgae phía sau làng Jeonjangpo. Đây là bí quyếtlàm ruốc muối ở vùng quê này, được lưu truyền từ đờinày sang đời khác. Vì tri thức bản địa – những kinhnghiệm và hướng dẫn trực quan và chi tiết – được ápdụng vào quá trình sản xuất nên ruốc muối Jeonjangpoluôn giữ vững danh tiếng của mình. Những đặc sản địaphương độc đáo, những thức ăn thưởng thức từ từnhư thế này được tạo ra trong quá trình kế thừa truyềnthống. Một cây cầu dự kiến được xây dựng để kết nốiđảo Jido với đảo Imjado vào năm 2020.

Nếu ngắm nhìn làn nước theo hướng về Mokpo từ đỉnhSangsang trên đảo Uido thì quần đảo Sinan cùng với vô sốcác đảo nhỏ tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ.

Trên đỉnh đồi Jangdo có một hệ phức hợp đất ngập nướcvà núi hiếm có. Nó được chọn vào danh sách Ramsar cáckhu đất ngập nước quan trọng của thế giới.

Chùm đảo Kim Cương: Thiên đường của nhữngloài chim di trú

Các đảo ở trung tâm của Sinan phân bố thành hìnhdạng viên kim cương nên được gọi là “Chùm đảo KimCương”. Ở khu vực này có một số đảo nổi tiếng nhưngđặc biệt nhất là đảo Bigeumdo (hình thành góc trái củachùm đảo Kim Cương) nơi nổi tiếng là quê hươngcủa đại cao thủ cờ vây cửu đẳng Lee Se-dol, ngườigần đây đã tham gia các trận đấu cờ vây thế kỷ với hệthống trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google.

Đảo hải đăng Chilbaldo, cách đảo Bigeumdo 10 kmvề phía tây bắc, là nơi dừng chân của các loài chim ditrú. Nếu đi tàu ra đảo Chilbaldo vào sáng sớm, lúc hònđảo chìm trong sương mù biển cả thì trông hòn đảonhư thể không có chân, đang bay bổng giữa bầu trời.Đó là một hòn đảo không có người ở, nơi người taphải áp và neo tàu vào vách đá một cách cẩn thận rồiđặt bước chân đầu tiên lên tảng đá dốc đứng. Đượcchọn là Di tích Thắng cảnh Thiên nhiên, hòn đảo này lànơi các loài chim di trú mùa hè như hải âu báo bão, hảiâu mặt trắng, yến hông trắng... dừng chân trú lại và sinhsôi. Đặc biệt, 80% chim hải âu báo bão trên thế giớicư trú tại đây. Với vai trò là điểm dừng chân quan trọngtrên tuyến bay di trú Đông Á – Châu Đại Dương – tuyếnkết nối vùng Siberia với Đông Nam Á, hòn đảo này làkhu vực quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học các loài chim trên toàn thế giới. Không chỉ khu vực biển nội địa quanhđảo Chilbaldo mà cả đảo Hongdo và Heuksando cũng được biết đến như lànơi 80% loài chim di trú bay đến Hàn Quốc ghé lại nghỉ ngơi. Mỗi năm người taquan sát có khoảng 271 loài, với khoảng 300.000 con tại khu vực này.

Về phía tây nam của đảo Dochodo là chùm đảo Uido, trông như một đống đá sỏi kích thướclớn nhỏ khác nhau xếp chồng lên nhau. Đó là hòn đảo nơi có núi Dori phủ đầy cây lan bạc vàcây hoa trà, có bãi cát tựa như sa mạc ven bờ biển và có những đồi cát sắc vàng dốc đứng.

Yếu tố mang tính quyết định cho việc những loài chim di trú dừng lại với sốlượng lớn ở những hòn đảo này là các bãi triều. Các bãi triều của Hàn Quốcđược xem là có giá trị trên khắp thế giới cùng với biển Wadden của Hà Lan –Đức – Đan Mạch, bờ biển Georgia của Mỹ, khu vực cửa sông Amazon củaBrazil, bờ biển phía Đông của Canada... riêng Sinan có bãi triều diện tích lớnnhất Hàn Quốc. Ở Sinan, nơi có hơn 1.000 hòn đảo, mỗi ngày có hai lần thủytriều lên và thủy triều xuống, tạo ra một quang cảnh độc đáo. Khi triều lên,những hòn đảo nổi trên mặt biển; khi triều xuống, các đảo biến thành “nhữnghòn đảo bên trên bãi triều” được bao quanh bởi các bãi triều cùng với mạnglưới các lạch triều và kênh triều. Các bãi triều phân bố rộng khắp chùm đảoKim Cương trong khu vực biển nội địa Sinan tất cả đều là không gian sống hìnhthành nên hệ sinh thái phong phú. Nhiều loài sinh vật biển đang sống trong hệsinh thái phức hợp bãi triều – cồn cát – đảo trở thành thức ăn của các loài chimdi trú, bởi thế khu vực này chắc chắn là điểm dừng chân quan trọng trên tuyếnđường di trú của các loài chim đó.

Về phía tây nam của đảo Dochodo là chùm đảo Uido, trông như một đốngđá sỏi kích thước lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Đó là hòn đảo nơi có núi Doriphủ đầy cây lan bạc và cây hoa trà, có bãi cát tựa như sa mạc ven bờ biển vàcó những đồi cát sắc vàng dốc đứng. Hiện nay lượng cát trên các đồi cát suygiảm nên người bình thường bị cấm ra vào khu vực này đến năm 2020. Ngoàira, vì một bên đảo có những ngọn núi đá nên vào ngày mưa xuất hiện các thácnước nhỏ nằm san sát nhau không biết chảy theo ngả nào. Nếu đi bộ khoảng4 km từ điểm cực tây đến điểm cực đông của đảo rồi ghé thăm làng này làngnọ thì du khách có thể tận hưởng sự an bình và thân thiện của những ngỏ hẻmquanh co nối tiếp nhau và những con đường cạnh tường đá đang bị phủ rêuđen và xói mòn theo năm tháng.

Trong năm 2018, cây cầu Thiên niên kỷ mới sẽ được khánh thành, kết nốiđảo Aphaedo (nơi có trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Sinan và đã đượckết nối với đất liền) và đảo Amtaedo (ở phía trên bên phải của chùm đảo KimCương). Cây cầu này sẽ xúc tiến việc kết nối với đất liền của chùm đảo KimCương. Nhờ liên kết với đất liền, những mong muốn lâu nay của người dânliên quan đến cuộc sống của họ hoặc sự thuận tiện trong việc sử dụng tiệnnghi văn hóa sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, áp lực phát triển sẽ làm nảy sinhnhững vấn đề mới. Đặc điểm vốn có của một hòn đảo chính là việc đượcbiển cả che chở nhiều nhất.

Những cồn cát của làng Donmok trên đảoUido mỗi ngày thể hiện những diện mạokhác nhau tùy theo điều kiện mưa hay nắng.Người ta bảo rằng phụ nữ làng Donmok phảinuốt vài ký cát trước khi kết hôn.

Những hòn đảo bắt gặp ngoài khơi rộng lớn

Khi tàu khởi hành từ bến phà Mokpo đi qua đảo Bigeumdo và đảo Dochodo,để lại đằng sau những hòn đảo thơ mộng của Sinan, biển rộng lớn trải rađến vô tận. Những vị khách lần đầu thực hiện chuyến đi có thể sẽ thấy bất an,Về phía tây nam của đảo Dochodo là chùm đảo Uido, trông như một đống đá sỏi kích thướclớn nhỏ khác nhau xếp chồng lên nhau. Đó là hòn đảo nơi có núi Dori phủ đầy cây lan bạc vàcây hoa trà, có bãi cát tựa như sa mạc ven bờ biển và có những đồi cát sắc vàng dốc đứng.Những cồn cát của làng Donmok trên đảoUido mỗi ngày thể hiện những diện mạokhác nhau tùy theo điều kiện mưa hay nắng.Người ta bảo rằng phụ nữ làng Donmok phảinuốt vài ký cát trước khi kết hôn cảm giác mình đột ngột bị lơ lửng giữa không trung vì không còn sự bảo vệcủa những hòn đảo đóng vai trò làm đê chắn sóng và gió nữa. Tuy nhiên, tàucao tốc lướt nhẹ nhàng êm ru trên khung đường biển quen thuộc mà nó vẫnthường đi qua.

Các đảo Heuksando, Hongdo, Gageodo, Damuldo, Jangdo, Yeongsandovà Manjaedo phân bố trong phạm vi rộng lớn ngoài khơi xa. Hongdo, hòn đảođược mệnh danh là viên trân châu của Sinan, nổi tiếng với cảnh quan thay đổikhông ngừng qua từng ngày chứ không cần chờ đến sự thay đổi của bốnmùa. Gageodo là hòn đảo huyền bí mà khi du khách đặt chân đến đây, nếu lỡbị trói chân bởi cơn mưa giông thì sẽ cảm giác mình đang bị mắc kẹt lại giữamột khu rừng nguyên sinh sâu thẳm. Đảo Jangdo thì có khu vực nội địa làvùng núi ngập nước độc đáo, còn Yeongsando có “Bát cảnh Yeongsan” (támcảnh đẹp ở Yeongsan), trong đó gồm có thạch trụ đại môn (Cổng vòm do trụđá tạo thành) rất nổi tiếng. Tất cả các đảo này cùng được gọi là “quần đảoHeuksan”.

Manjaedo, nơi có bãi biển đá cuội bao quanh làng và dù đứng ở nơi đâucũng có thể nhìn thấy khung cảnh ấy, được xem như bảo vật ít được biếtđến của quần đảo Heuksan. Vì là đảo nhỏ đến mức tàu thuyền lớn không thểcập bến nên khách đến đảo Manjaedo phải đi tàu lớn từ Mokpo vòng quađảo Gageodo, rồi trên đường trở lại Mokpo chuyển qua một chiếc tàu nhỏtrên biển sau đó đi tiếp khoảng 1 km. Do đó, người ta bảo rằng nếu thần linhkhông cho phép thì khó đến được đảo. Nếu thử dạo bước men theo conđường cạnh tường đá lên đỉnh đảo du khách có thể thấy những hòn đảo nhỏđang xếp thẳng hàng xung quanh đảo chính. Dưới ngọn hải đăng sáng trắng,ghềnh đá đĩa ánh lên trong hoàng hôn và sương mù, tạo ra một cảnh tượnghùng vĩ mỗi sáng và tối. Bãi biển đá cuội đối với ngư dân là nơi kiếm kế sinhnhai, nơi phơi khô rong biển và cung ứng các nguồn tài nguyên. Những nữthợ lặn haenyeo cư dân của đảo sinh sống bằng cách thu gom rong biển từnhững tảng đá dọc theo bờ biển và thu hoạch ở mức độ cho phép những tàinguyên trong lòng biển cả. Từ kinh nghiệm của bản thân, họ biết rằng chỉ cóviệc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên mới là cách để sinh tồn trên đảo này.

Đảo Heuksando, hiện nay chủ yếu được biết đến với cá đuối, đã từng là mộttrong ba chợ cá tươi trên biển lớn nhất tại Hàn Quốc, cùng với đảo Wido vàđảo Yeonpyeongdo. Mở cửa cho đến cuối những năm 1970, hàng năm chợ cátươi trên biển hoạt động cho đến tháng 10, trong đó chợ cá đù vàng từ thángGiêng đến tháng Tư và chợ cá voi từ tháng Hai đến tháng Năm là chợ cá tiêubiểu của Heuksando. Các ghi chép về việc có khoảng 500 tàu thuyền ghé vàocác chợ cá trong những năm 1960 cho thấy nơi đây từng là trung tâm “goldrush” (cơn sốt vàng) của những thủy thủ. Các bằng chứng khảo cổ học chothấy vịnh Eupdong của Heuksando đã từng là một điểm chiến lược trên tuyếnđường thương mại trên biển giữa Trung Quốc và Hàn Quốc từ thời Silla thốngnhất (676-935) đến thời Goryeo (918-1392).

Cụm đảo Heuksando và đảo Wido cùng với các đảo không người ở trongkhu vực này tràn ngập cây lan bạc và cây hoa trà. Hai loại cây này là loàichiếm ưu thế trong vùng cây lá rộng thường xanh ôn đới ấm ở Hàn Quốc.Dưới ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, tại nơi này diễn ra quá trình đấutranh sinh tồn giữa cây lá rộng thường xanh và cây lá kim ôn đới ấm. Đây làvườn ươm quan trọng nơi có thể quan sát sự biến đổi của khí hậu và thảmthực vật từ đó phán đoán sự biến đổi của thảm thực vật trên đảo trongtương lai.

Hoa cải dầu nở rộ tại Anjwado, nơi sinhcủa Kim Whanki (1913–1974) – ngườitiên phong trong nghệ thuật trừu tượngHàn Quốc.

Đào tạo nhân tài: Cốt lõi của phát triển bền vững

Khi bước chân lên tàu rời khỏi đảo, trong đầutôi đầy ắp những câu chuyện. Tôi lắng nghe nhữngcâu chuyện mà du khách và dân đảo đang rôm rảvới nhau trong cabin tàu và cố dỗ mình vào giấc ngủnhưng hình ảnh những đứa trẻ con với đôi mắt trongveo mà tôi đã gặp trên đảo lại thoắt ẩn thoắt hiệntrước mắt tôi.

Như tôi đã đề cập phía trên, Sinan là nơi có nguồntài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa vô hạn.Chúng ta phải nuôi dưỡng sao cho những đứa trẻđược sinh ra, lớn lên và được học hành tại Sinanvề sau trở thành những đối tượng chủ lực giúp choSinan ngày càng giàu có hơn. Có thể nói, những đứatrẻ này mang trong mình trọng trách cao nhất, đóchính là phải bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiênnhiên vô tận của khu vực đảo, tạo ra những nhómngành khoa học mũi nhọn có thể trở thành tài nguyên cho đảo và quốc tế hóa thắng cảnh, cũng như nguồn tài nguyên văn hóa củađảo nhà. Sự kiện toàn bộ huyện Sinan được UNESCO công nhận là Khu Dựtrữ Sinh quyển Thế giới chính là bước ngoặt đầu tiên cho những đứa trẻ này.Hòn đảo Aphaedo là thành phố lịch sử và cũng là trung tâm hành chính củaSinan, nơi đây đã trải qua hàng vạn năm lịch sử từ thời đồ đá cũ đến nayvới rất nhiều di sản. Tại thành phố này, chúng ta nên xây dựng những ngôitrường đào tạo nhân tài có ích cho Sinan và tạo ra những chuyên gia thuộclĩnh vực khoa học và văn hóa liên quan đến đảo và khu vực ven bờ. Đây chínhlà chìa khóa mở ra cánh cửa cho tương lai, một tương lai có khả năng pháttriển bền vững chân chính nhất.

Tôi đã trông thấy bến tàu Mokpo phía xa. Núi Yudal như một bà mẹ dangrộng vòng tay ôm con người vào lòng. Những quán bán gỏi cá dọc theo bếntàu mờ mờ dưới ánh mặt trời sắp lặn của buổi hoàng hôn cũng lần lượt mởđèn. Trước khi tàu phát loa thông báo sắp cập bến, trước lối lên xuống đãtrở nên huyên náo. Người người lỉnh kỉnh mang túi hành lý, thùng xốp, túini lông đen rời tàu lên bờ. Cơ thể tôi cũng bị dòng người xô đẩy xuống tàunhưng lòng tôi luôn mong rằng đến lúc nào đó, tôi lại lên con tàu này và quaytrở lại Sinan.

Lee Heon-jong Giáo sư Khoa khảo cổ học,Đại học Quốc gia Mokpo
ẢnhBae Bien-u
Dịch Nguyễn Trung Hiệp

전체메뉴

전체메뉴 닫기